18/05/2017 12:33 GMT+7

Ngắm rừng ngập mặn trước nguy cơ 'nhường chỗ cho công nghiệp'

NAM TRẦN
NAM TRẦN

TTO - Hơn 150 ha rừng ngập mặn ven biển xanh mướt nằm trong khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng thuộc hai xã Thụy Hải và Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Cánh rừng ngập mặn xanh mướt có tuổi đời hơn 30 trải dài ven biển Thái Thụy- Ảnh: NAM TRẦN
Cánh rừng ngập mặn xanh mướt có tuổi đời hơn 30 năm trải dài ven biển Thái Thụy - Ảnh: NAM TRẦN

Đó là 150ha rừng ngập mặn có chức năng phòng hộ đê mà UBND tỉnh Thái Bình dự định phá bỏ vĩnh viễn để phục vụ dự án lấn 320ha biển lấy mặt bằng làm công nghiệp.

170ha đầm nuôi thuỷ sản cũng có chung nguy cơ, theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tỉnh vừa trình Bộ Tài nguyên-Môi trường thẩm định. 

Sau hơn 30 năm trồng và giữ, những cánh rừng ngập mặn có chức năng phòng hộ cho 4,5km tuyến đê biển số 8 và các công trình hạ tầng trong đê trên địa bàn xã Thuỵ Hải, Thuỵ Xuân (H.Thái Thuỵ, Thái Bình) giờ có chiều cao 5-6m.

Nếu dự án nói trên được thông qua và thực hiện, hơn 150ha rừng ngập mặn này sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Đời sống mưu sinh của hàng trăm hộ dân nơi đây và hệ sinh thái ven biển đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo người dân, lịch sử hình thành cánh rừng ngập mặn này được trồng sau lần vỡ đê Xuân Hải-Thái Thuỵ năm 1986.
Theo người dân, lịch sử hình thành cánh rừng ngập mặn này được trồng sau lần vỡ đê Xuân Hải-Thái Thuỵ năm 1986.
Hàng trăm hộ dân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản hai xã Thụy Hải và Thụy Xuân, huyện Thái Thụy sẽ chịu tác động rất lớn khi dự án được thực hiện- Ảnh: NAM TRẦN
Hàng trăm hộ dân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản hai xã Thụy Hải và Thụy Xuân, huyện Thái Thụy sẽ chịu tác động rất lớn khi dự án được thực hiện - Ảnh: NAM TRẦN
Người dân mưu sinh nghề biển cho hay, xuống biển và vào rừng ngập mặn chỉ buổi sáng đã kiếm được 100.000-150.000 đồng từ bắt ốc, cua, cá. Nếu đi đêm bắt con cáy có thể kiếm 400.000-500.000 đồng mỗi đêm- Ảnh: NAM TRẦN
Người dân mưu sinh nghề biển cho hay, xuống biển và vào rừng ngập mặn chỉ buổi sáng đã kiếm được 100.000-150.000 đồng từ bắt ốc, cua, cá. Nếu đi đêm bắt con cáy có thể kiếm 400.000-500.000 đồng mỗi đêm - Ảnh: NAM TRẦN
Khi mùa bão đến cánh rừng ngập mặn này như lá chắn che cho từng mái nhà của người dân- Ảnh: NAM TRẦN
Khi mùa bão đến, cánh rừng ngập mặn này như lá chắn che cho từng mái nhà của người dân - Ảnh: NAM TRẦN
Hệ sinh thái ven biển này có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dự án công nghiệp - Ảnh: NAM TRẦN
Tên dự án là Phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ở  tỉnh Thái Bình (2015-2024)
Ngay tại nơi 150ha rừng ngập mặn có nguy cơ bị phá bỏ, có một số dự án kết hợp nỗ lực trong và ngoài nước đang được triển khai với mục tiêu giữ gìn và làm giàu rừng ngập mặn Thái Bình - Ảnh: NAM TRẦN
NAM TRẦN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên