16/06/2024 06:30 GMT+7

Ngắm bộ trang sức quý hiếm của 54 dân tộc Việt Nam

Hàng ngàn hiện vật là các loại trang sức có giá trị do ông Đỗ Hùng sưu tập trong hơn 30 năm qua, được trưng bày tại Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam.

Ông Đỗ Hùng giới thiệu các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Ông Đỗ Hùng giới thiệu các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam do ông Đỗ Hùng thành lập, là một trong những bảo tàng tư nhân thuộc hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng nằm trên đường Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM.

Bộ sưu tập trang sức quý hiếm

Với mong muốn giữ gìn, phát huy các hiện vật, cổ vật sưu tầm đến với nhiều người, ông Đỗ Hùng quyết định thành lập Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam.

Bảo tàng này trưng bày các bộ trang sức như bông tai, nhẫn, vòng đeo tay, dây chuyền… của 54 dân tộc anh em Việt Nam.

Trong đó, khu trưng bày của dân tộc Kinh và Hoa được bố trí không gian rộng, số lượng hiện vật nhiều hơn. Phần lớn các loại trang sức có niên đại hơn 2.500 năm trước đến thế kỷ 20 của 54 dân tộc Việt Nam.

Không gian trưng bày tại Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam - Ảnh: BTC

Không gian trưng bày tại Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam - Ảnh: BTC

Kết hợp triển lãm trang sức và trang phục dân tộc - Ảnh: BTC

Kết hợp triển lãm trang sức và trang phục dân tộc - Ảnh: BTC

Ban tổ chức bố trí khu vực trưng bày trang sức theo vị trí địa lý các dân tộc thường sinh sống thành một cụm vì có sự tương đồng với nhau như: dân tộc H'Rê, Chơ Ro, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Gia Rai, Ra Glay, Tà Ôi, Khmer, X-Tiêng, Co, Cơ Ho, Ê Đê, M'Nông, Chu Ru, Rơ Măm, Xơ Đăng, Ba Na, Brâu, Giẻ Triêng, Châu Mạ…

Các chuyên gia đánh giá trang sức không chỉ thể hiện cá tính, nghệ thuật mà còn thể hiện đẳng cấp lúc bấy giờ.

Đi kèm với mỗi bộ trang sức, bảo tàng còn trưng bày trang phục dân tộc của 54 dân tộc, góp phần bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa đa dạng trước tác động của hội nhập quốc tế.

Để có những bộ trang sức này, ông Đỗ Hùng mất nhiều thời gian sưu tầm, mua lại từ những nhà sưu tầm khác hoặc mua từ bán đấu giá cổ vật ở nước ngoài đưa về Việt Nam.

Bộ trang sức của người Kinh - Ảnh: BTC

Bộ trang sức của người Kinh - Ảnh: BTC

Có nhiều bộ trang sức được ông Đỗ Hùng mua đấu giá từ nước ngoài - Ảnh: BTC

Có nhiều bộ trang sức được ông Đỗ Hùng mua đấu giá từ nước ngoài - Ảnh: BTC

Check-in miễn phí ở bảo tàng

Ngoài Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam, ông Đỗ Hùng cũng ra mắt Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn trong dịp này.

Bảo tàng trưng bày những hiện vật của nhà Nguyễn từ những món đồ giá trị phục vụ việc vận hành triều chính đến trang sức, thú vui của hoàng tử, công chúa thường nhật…

Với những hiện vật sống động, cung cấp nhiều thông tin, các bảo tàng được ví như trường học thú vị.

Bàn tiệc đủ các loại chén, tô, muỗng đũa sử dụng trong triều đình - Ảnh: BTC

Bàn tiệc đủ các loại chén, tô, muỗng đũa sử dụng trong triều đình - Ảnh: BTC

Tủ, tranh khảm ốc xà cừ tinh tế - Ảnh: BTC

Tủ, tranh khảm ốc xà cừ tinh tế - Ảnh: BTC

Những bộ trang phục, nhạc cụ trưng bày ở bảo tàng - Ảnh: BTC

Những bộ trang phục, nhạc cụ trưng bày ở bảo tàng - Ảnh: BTC

Đến với không gian Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn, du khách có thể mặc trang phục vua và hoàng hậu chụp ảnh check-in miễn phí với ngai vàng của vua, kiệu và xe kéo hoàng hậu. Bảo tàng cho du khách chụp ảnh hoặc quay phim mà không ảnh hưởng đến cổ vật trưng bày.

Thông qua hai bảo tàng này, ông Đỗ Hùng mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể và di sản vật thể.

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ quá tải, tạm ngừng bán vé một tiếngBảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ quá tải, tạm ngừng bán vé một tiếng

Sáng 6-5, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ đón lượng khách tham quan quá đông, chỉ sau một giờ mở cửa, đến 8h bảo tàng phải tạm ngừng bán vé, đóng cửa đến 9h mới mở cửa trở lại để điều tiết lượng khách.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên