11/10/2019 20:34 GMT+7

Năng lực kỳ nhông bên trong con người là năng lực gì?

MINH HẢI (Theo  Science Advances)
MINH HẢI (Theo Science Advances)

TTO - Nghiên cứu khoa học mới công bố hôm 9-10 trên tạp chí Science Advances cho thấy ‘sụn ở khớp xương của người có thể tự tái tạo thông qua một quá trình giống như kỳ nhông, thằn lằn tái tạo các chi'.

Năng lực kỳ nhông bên trong con người là năng lực gì? - Ảnh 1.

Tuy không thể "mọc lại" xương như cách thằn lằn, kỳ nhông mọc đuôi, nhưng con người chúng ta cũng có khả năng tái tạo các sụn bị hư hỏng. Ảnh: Getty

Trong cơ thể kỳ nhông có một loại phân tử gọi là microRNA giúp điều chỉnh và sửa chữa mô khớp. 

Con người cũng có microRNA, nhưng cơ chế sửa chữa sụn của chúng ta không đều nhau, một số bộ phận cơ thể sẽ mạnh hơn những nơi khác. Ví dụ, các phân tử microRNA hoạt động ở mắt cá chân mạnh hơn ở đầu gối và hông.

Giáo sư Ming-Feng Hsueh và nhóm nghiên cứu gọi đây là "năng lực kỳ nhông bên trong con người".

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy "tuổi" của sụn phụ thuộc vào vị trí của nó trong cơ thể. Sụn ​​là "trẻ" ở mắt cá chân, "trung niên" ở đầu gối và "già" ở hông. Mối tương quan này phù hợp với cách thức động vật tái sinh rất nhanh nhất ở phần xa nhất của cơ thể, như đuôi hoặc cuối chân.

Mức độ hoạt động của microRNA và tuổi của sụn cũng giải thích lý do tại sao chấn thương mắt cá chân nhanh lành hơn chấn thương đầu gối và hông. Cũng có rất ít trường hợp bị viêm khớp ở mắt cá chân so với hai khu vực còn lại.

Trên thực tế, các nhà khoa học đã biết rằng con người có một số khả năng tái tạo cơ thể, nhưng những khả năng này bị hạn chế và con người không thể chống lại các tổn thương xương khớp khi có tuổi. Phát hiện mới này đã chứng minh cho điều đó.

"Trong thời gian tới, chúng ta cần tìm ra cách thức tái sinh cơ thể hoàn hảo mà thằn lằn, kỳ nhông có, để xem liệu con người có làm được như vậy hay không?", giáo sư Virginia Byers Kraus, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Việc khám phá khả năng tái tạo sụn có tiềm năng rất lớn đối với các vận động viên hoặc những người bị chấn thương khớp. MicroRNA có thể được tiêm vào khớp hoặc phát triển thành thuốc ngăn ngừa, chữa trị viêm khớp.

MINH HẢI (Theo Science Advances)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên