![]() |
Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm trao Huân chương Lao động cho thành viên đoàn đàm phán WTO - Ảnh: Việt Dũng |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã phát biểu như vậy tại Diễn đàn thương mại và đầu tư VN sau khi gia nhập WTO ngày 11-1.
"Sau một năm gia nhập WTO, nền kinh tế VN đã chuyển biến rất tích cực, nổi bật là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu" - Phó thủ tướng nói.
Các doanh nghiệp VN đã thành công trong việc tận dụng cơ hội gia nhập WTO, mở rộng thị trường trong tư thế bình đẳng, không phân biệt đối xử để đi ra thế giới. Tuy nhiên, Phó thủ tướng nói kinh tế VN vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát cao, nhập siêu lớn, chất lượng tăng trưởng một số ngành chưa bền vững, năng lực cạnh tranh hạn chế.
Dân doanh trỗi dậy
Chỉ một năm vào WTO, những con số tổng kết của Bộ Công thương đưa ra cho thấy những chuyển biến lớn và rõ nét của nền kinh tế VN dịch chuyển từ kinh tế tập trung nhà nước sang dân doanh.
Trong khi tỉ trọng công nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế giảm thì công nghiệp ngoài quốc doanh và khu vực vốn đầu tư nước ngoài tăng lên. Lần đầu tiên trong nhiều năm, tốc độ tăng xuất khẩu của khu vực vốn trong nước cao hơn khu vực có vốn nước ngoài (22,1% so với 18,6%), chứng tỏ các doanh nghiệp trong nước đã năng động khai thác thị trường - cơ hội do việc gia nhập WTO mang lại. Đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng trưởng cao nhất, đạt 160.000 tỉ đồng, tăng 19,5%.
Năm 2007, VN nhập siêu hơn 10 tỉ USD. Nhiều người cho rằng nhập siêu cao là do hiệu ứng WTO, nhưng ông Trương Đình Tuyển - đại diện dự án hậu WTO, nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại - nói do cơ cấu kinh tế tích tụ nhiều năm vì các mặt hàng của VN có giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh thấp. Đây chính là yếu tố gây lo ngại về khả năng duy trì tăng trưởng lâu dài của VN, tránh đi vào con đường của nhiều nước đã vào WTO lâu mà không tăng trưởng hoặc chỉ tăng trưởng ngắn hạn.
Ông Vũ Huy Hoàng - bộ trưởng Bộ Công thương - nói VN sẽ cố gắng hạn chế xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản thô, tập trung vào những sản phẩm chủ lực, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, đã qua chế biến và có lợi thế cạnh tranh trong năm 2008.
Tuy nhiên, ông Hoàng cho biết những thách thức của VN là sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp còn yếu, giá trị gia tăng thấp, chưa xây dựng được nhiều thương hiệu nổi tiếng.
Thiết kế kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm còn rất yếu, các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển. Sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến còn yếu, phải nhập khẩu nhiều nên bị phụ thuộc nhà cung ứng nước ngoài, mất nhiều cơ hội kinh doanh và giá cả không ổn định.
Nhập khẩu gia tăng nhanh chóng làm tăng nhập siêu trong khi chưa có cơ chế kiểm soát nhập khẩu hiệu quả. Bộ Công thương sẽ rà soát những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh mà trong nước có khả năng sản xuất để có biện pháp khuyến khích sản xuất trong nước.
Lo ngại chênh lệch giàu nghèo
![]() |
Nhiều hợp đồng nhưng các doanh nghiệp dệt may đang lo thiếu lao động. Trong ảnh: tại một phân xưởng may của Công ty cổ phần may Sài Gòn 2 |
Ông Nguyễn Bích Đạt - thứ trưởng Bộ Kế hoạch & đầu tư - nói giai đoạn này cho phép lựa chọn dự án chất lượng cao. VN có quyền từ chối những dự án ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.
Trong năm 2007, VN tiếp tục thu được kết quả ấn tượng về xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó đã đưa tỉ lệ hộ nghèo từ 18% năm 2006 xuống còn 14,7% năm 2007. Tuy nhiên, ông Trương Đình Tuyển nói khoảng cách giàu nghèo đang tăng lên, thậm chí cao hơn một số nước Đông Nam Á. Nhóm 20% dân cư thu nhập cao nhất gấp 8,3 lần so với nhóm 20% người dân có thu nhập thấp hơn.
Trước WTO, có lo ngại về khả năng sa thải lao động từ các doanh nghiệp trong nước do không cạnh tranh nổi với doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, ông Phạm Gia Khiêm nói VN đã thành công trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực với an sinh xã hội, không xảy ra xáo trộn lớn về việc làm và phúc lợi xã hội.
Chính phủ chuyển từ kiểm soát sang phục vụ
Với sự chuyển mình của doanh nghiệp dân doanh, vai trò quản lý của Nhà nước cần được điều chỉnh để nắm lấy những cơ hội từ WTO.
Ông Trương Đình Tuyển nói cần chuyển Nhà nước là chủ thể quản lý, nhân dân và doanh nghiệp là đối tượng quản lý sang thành doanh nghiệp, người dân là chủ thể phát triển, còn Nhà nước phục vụ sự phát triển đó.
Ông Steve Parker - chuyên gia kinh tế trưởng dự án Star VN - chia sẻ quan điểm này khi nói cần có động cơ làm việc và văn hóa mới cho công chức để Chính phủ quản lý hiệu quả hơn. "Cần phải chuyển từ kiểm soát sang phục vụ” - ông nói. Ông cho rằng doanh nghiệp cần tiếp cận thông tin để giảm rủi ro, "nhưng thông tin hiện vẫn là hàng hóa quí hiếm ở VN" nên cần sớm hoàn chỉnh Luật tiếp cận thông tin và Luật ban hành văn bản.
Trao huân chương cho 25 cá nhân trong đoàn đàm phán WTO Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đề cao sự năng động và sáng tạo của doanh nghiệp trong việc đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế của VN trong năm đầu là thành viên WTO của nước ta. Ông mô tả một năm gia nhập WTO của VN là một "mảng màu sáng chủ đạo" và cho nhiều điều suy ngẫm tại chương trình cầu truyền hình trực tiếp Hà Nội - TP.HCM tối 11-1. Đây là chương trình cầu truyền hình kỷ niệm tư cách thành viên WTO của VN tròn một năm tuổi. Nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển - nhà đàm phán kỳ cựu cho quá trình VN gia nhập WTO - cũng có mặt tại buổi lễ. Dịp này, 25 cá nhân trong đoàn đàm phán đã được trao tặng Huân chương Lao động. Tại buổi lễ, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm thay mặt Chính phủ cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế đối với tiến trình gia nhập WTO của VN. "Đó mới chỉ là thành công ban đầu. VN đã và sẽ nỗ lực hết sức là thành viên tin cậy, có trách nhiệm trong WTO" - Phó thủ tướng nói. H.Giang Sức ép mở cửa thị trường Các nhà đầu tư nước ngoài đang hối thúc VN thực hiện hai cam kết WTO là mở cửa thị trường bán lẻ và phân phối, cho phép mở chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế - nói khả năng ứng phó với những cú sốc bên ngoài của nền kinh tế VN còn quá kém, lúng túng. Tuy nhiên, tác động của WTO trong năm đầu tiên chưa lớn. Mức giảm thuế theo lộ trình phải là 5,7 năm, năm đầu giảm chưa nhiều. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận