Phóng to |
Nhiều nhân viên liên bang Mỹ bị nghỉ việc đã biểu tình phản đối quốc hội tại đồi Capitol. Một biểu ngữ ghi: “Hãy cho quốc hội nghỉ việc” - Ảnh: Reuters |
Nước Mỹ trước nguy cơ vỡ nợNước Mỹ ra sao khi chính quyền đóng cửa?Đóng cửa chính phủ Mỹ: Một vở kịch chính trị đặc sắcChính phủ Mỹ có thể hoạt động lại ít nhất 3 tháng
Theo báo Washington Post, ông Harry Reid - lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện Mỹ - khẳng định hai bên đã “đạt được những tiến bộ lớn” về một thỏa thuận nâng mức trần nợ công trước hạn chót 17-10. Theo đó, hai đảng sẽ thông qua một nghị quyết nâng mức trần nợ công để Chính phủ Mỹ có thể vay nợ tới ngày 7-2-2014 và cấp vốn cho Washington hoạt động đến ngày 15-1-2014.
Nhà Trắng đã hủy một cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và các lãnh đạo quốc hội để thượng viện có thêm thời gian thảo luận. “Chúng tôi hi vọng rằng ngày mai trời sẽ lại sáng” - ông Reid tuyên bố. Ông Mitch McConnell, lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại thượng viện, cũng mô tả đôi bên đã có một ngày làm việc “tốt đẹp”. Phản ứng trước thông tin trên, ông Eric Cantor, thủ lĩnh phe đa số Cộng hòa ở hạ viện, tuyên bố các hạ nghị sĩ Cộng hòa sẽ “đàm phán kế hoạch tiến về phía trước”.
Trung Quốc, Nhật, Singapore, Đức và nhiều nước khác đều lên tiếng kêu gọi Mỹ sớm giải quyết vấn đề trần nợ công. Bộ trưởng tài chính Nhật Taro Aso cho rằng nhiều quan chức Mỹ “không hiểu rõ tác động quốc tế từ tình trạng này”. Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde cũng cho biết đại diện 188 quốc gia trên thế giới đã bày tỏ sự lo ngại với nguy cơ Mỹ vỡ nợ. |
Nỗ lực của ông Reid và ông McConnell sẽ là cơ hội cuối cùng để Quốc hội Mỹ thông qua một thỏa thuận nâng mức trần nợ công 16.700 tỉ USD trước ngày 17-10, khi Bộ Tài chính Mỹ hết khả năng vay nợ và chỉ còn 30 tỉ USD tiền mặt. Mà chi phí hoạt động, trả nợ của Washington mỗi ngày lên tới 60 tỉ USD, do đó Mỹ sẽ vỡ nợ. Thị trường chứng khoán Mỹ đã phản ứng tích cực với diễn biến mới ở thượng viện. AFP đưa tin chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 0,41% và 0,62%. Giá cổ phiếu châu Âu và châu Á cũng tăng.
Theo giới quan sát, các nghị sĩ Cộng hòa đang lo ngại phản ứng từ dư luận có thể ảnh hưởng tới cơ hội của đảng này trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm sau. Khảo sát do báo Washington Post và Hãng tin ABC News công bố hôm 14-10 cho thấy tới 74% người Mỹ phản đối hành động của Đảng Cộng hòa, trong khi tỉ lệ người không hài lòng với ông Obama chỉ là 53%. Báo Wall Street Journal dẫn lời cựu thượng nghị sĩ Judd Greg mô tả đây là tình trạng “thảm họa” đối với Đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng Hạ viện Mỹ với Đảng Cộng hòa chiếm đa số sẽ cản trở kế hoạch của ông Reid và ông McConnell. Giới quan sát cho biết các thượng nghị sĩ Dân chủ đã ngăn chặn thành công những thay đổi đối với chương trình y tế Obamacare, do đó thỏa thuận ở thượng viện có thể vấp phải sự phản đối của các thành viên cực hữu Đảng Cộng hòa tại hạ viện. Các nghị sĩ Cộng hòa thuộc phong trào cực hữu Đảng Trà đã lớn tiếng khẳng định việc Chính phủ Mỹ vỡ nợ “không phải là vấn đề lớn”.
Tình trạng chính quyền đóng cửa đã bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Mỹ. Theo Reuters, các khảo sát cho thấy hàng trăm ngàn nhân viên liên bang không được trả lương, phải nghỉ việc đã giảm chi tiêu cá nhân, hủy các kế hoạch du lịch. Giới chuyên gia kinh tế cảnh báo nền kinh tế Mỹ chỉ chịu đựng được tình trạng chính phủ đóng cửa, nhưng vỡ nợ sẽ là một thảm họa kinh tế.
Vài ngày trước, Bộ trưởng tài chính Mỹ Jack Lew và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang (FED) Ben Bernanke đã trấn an các quan chức G-20 rằng chắc chắn tình trạng bế tắc về trần nợ công Mỹ sẽ được giải quyết trước ngày 17-10. Với các diễn biến mới đây, nhiều khả năng hai đảng ở Washington sẽ tạm ngừng hiệp đấu này và chờ sang đầu năm 2014 để tiếp tục cuộc đối đầu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận