20/03/2012 02:35 GMT+7

Mười năm không ngủ

Bà Trần Thị Bảy(72 tuổi, trú tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam)
Bà Trần Thị Bảy(72 tuổi, trú tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam)

TT - Mỗi tháng Trung tâm Y khoa Medic TP.HCM tiếp nhận, điều trị khoảng 20 ca mất ngủ từ hơn 10 năm trở lên, trong đó ca mất ngủ lâu nhất là 40 năm.

2 tháng không ngủ, mỗi ngày uống 35 lít nước

0a7SArWg.jpgPhóng to
Ảnh: Lê Ninh - Trung Đức

Bà L.P.P. 52 tuổi, ở Q.3, TP.HCM, kể bà bị mất ngủ gần 30 năm nay. Ngày còn trẻ, bà yêu đơn phương một anh bạn học nên sống trong đau khổ, nhớ nhung và những giấc ngủ bắt đầu không yên.

40-50 bệnh nhân đến khám/ngày

"10 năm không ngủ được tôi sụt 18 kg. Dù cố gắng ăn uống, nhưng do thiếu ngủ nên khi làm gì gắng sức là tôi thấy chóng mặt, buồn nôn, người mệt mỏi, suy nhược nhiều"

Bà P. kể mới đầu bị thức giấc giữa đêm, sau đó không thể ngủ lại, càng ngày thời gian không ngủ trong đêm càng kéo dài. Mỗi đêm bà chỉ ngủ được 1-2 giờ. Do vậy, bà P. luôn cảm thấy mệt mỏi. Mới đầu bà nghĩ do chuyện tình cảm không suôn sẻ, công việc quá căng thẳng và do cả cơ thể ốm yếu của bà nên không lướt qua được. Không ngờ tình trạng mất ngủ vẫn kéo dài đến gần hai năm. Lúc này, bà P. mới lo sợ đi điều trị nhưng không cải thiện. Bận bịu công việc, bà P. lại ngưng điều trị. Sau đó, bà thấy tình trạng mất ngủ nặng hơn nên lại gõ cửa bệnh viện.

Bác sĩ Đặng Văn Môn, phó khoa giấc ngủ, Trung tâm Y khoa Medic TP.HCM, cho biết bà P. bị mất ngủ mãn, đã bị trầm cảm nặng. Do bà P. không điều trị dứt điểm nên hiện bị lờn thuốc. Điều trị những trường hợp mất ngủ mãn đã khó, cộng thêm tình trạng bị lờn thuốc việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Mỗi ngày tại Trung tâm Y khoa Medic 40-50 người bị mất ngủ đến khám, hầu hết bệnh nhân đều mất ngủ từ hơn một năm trở lên và người bệnh mất ngủ lâu nhất là 40 năm.

Trong khi đó, PGS.TS Lê Thị Tuyết Lan - cố vấn chuyên môn Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng TP.HCM (CHAC) - cho biết giấc ngủ cần thiết cho hệ thống thần kinh hoạt động tốt. Mất ngủ sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến hệ thống miễn dịch. Nếu mất ngủ ít thì ban ngày dễ buồn ngủ và không thể tập trung, dẫn đến những rắc rối trí nhớ, cử động vụng về và giảm khả năng tính toán. Nếu mất ngủ nhiều có thể bị ảo giác và thay đổi tính tình. Nhiều người thỉnh thoảng bị mất ngủ ngắn ngày, có người mất ngủ kinh niên, có trường hợp cả gia đình cùng bị mất ngủ.

Với trường hợp mất ngủ ngắn ngày, đôi khi bác sĩ sẽ cho thuốc ngủ. Tuy nhiên, hầu hết thuốc ngủ sẽ mất hiệu quả sau vài tuần sử dụng. Mất ngủ nhẹ có thể phòng ngừa và chữa khỏi được bằng cách tập luyện thói quen ngủ tốt.

Mất ngủ một tháng, cần khám ngay

Theo Hiệp hội Thế giới về y học giấc ngủ, hiện có đến 45% dân số trên toàn cầu bị các vấn đề về giấc ngủ. PGS Tuyết Lan cho biết từ năm 2008 Hiệp hội Thế giới y học về giấc ngủ đã lấy ngày thứ sáu của lần thứ ba tháng 3 hằng năm (năm nay là ngày 16-3) làm “Ngày thế giới về giấc ngủ”.

Theo bác sĩ Môn, nguyên nhân gây mất ngủ thường là do có một sự cố, gây stress. Mới đầu những nguyên nhân này chỉ gây tình trạng mất ngủ tạm thời, nhưng sau đó nếu người bệnh không biết cách giải quyết sự cố, giải tỏa tâm lý thì tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài. Khi không tự giải quyết nguyên nhân gây mất ngủ, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm. Mất ngủ một tháng là tình trạng rối loạn mất ngủ cấp tính (mất ngủ tạm thời), mất ngủ dưới sáu tháng - rối loạn giấc ngủ bán cấp và mất ngủ hơn sáu tháng là tình trạng mất ngủ mãn tính.

Nếu để tình trạng mất ngủ cấp tính, bán cấp chuyển thành mất ngủ mãn tính thì việc điều trị khó khăn hơn nhiều. Lúc đó chỉ 40-50% số người bệnh được điều trị thành công. Số người bệnh còn lại bị lệ thuộc vào thuốc ngủ hoặc phải chấp nhận tình trạng mất ngủ kéo dài.

Một sai lầm thường gặp ở những bệnh nhân mất ngủ là tự mua thuốc ngủ uống. Trong khi, theo bác sĩ Môn, thuốc ngủ lại là lựa chọn cuối cùng để các bác sĩ điều trị bệnh này. Việc tự ý điều trị bằng thuốc ngủ ngay ở giai đoạn đầu, không đến bác sĩ điều trị sớm, người bệnh sẽ chuyển sang mất ngủ mãn tính và còn dẫn đến tình trạng lờn thuốc.

PGS Tuyết Lan cũng nói để ngủ ngon, tốt nhất mỗi người nên tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định, kể cả vào ngày cuối tuần và ngày nghỉ. Thể dục hằng ngày cũng có thể giúp ngủ ngon. Việc thư giãn trước khi đi ngủ, đọc sách báo, xem tivi... là những cách tốt để thư giãn. Nên tránh cà phê, nicotin và rượu. Nếu thấy không thể ngủ thì không nên nằm trên giường mà đi làm một việc gì đó như đọc sách báo, xem tivi. Cần lưu ý không nên nghĩ ngợi và buồn chán do không ngủ được vì có thể làm bệnh mất ngủ nặng hơn. Nên giữ phòng ngủ ở nhiệt độ dễ chịu để làm giảm bớt những lúc gián đoạn giấc ngủ.

PGS Tuyết Lan khuyên: nếu bị trục trặc về giấc ngủ, tốt nhất đến bác sĩ thăm khám để được điều trị vì hiện có nhiều loại thuốc và nhiều kỹ thuật giúp ngủ ngon hơn.

Bốn rối loạn thường gặp

Thống kê của Hiệp hội Thế giới y học về giấc ngủ cho thấy có 75 dạng rối loạn giấc ngủ khác nhau. Trong đó bốn loại thường gặp nhất là: mất ngủ, ngưng thở lúc ngủ (gián đoạn hô hấp trong giấc ngủ), hội chứng chân không yên (rối loạn di truyền gây ra cảm giác bị cào, véo hoặc nhói ở chân và bàn chân) và thiếu ngủ.

Bà Trần Thị Bảy(72 tuổi, trú tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên