21/06/2010 11:30 GMT+7

Một nửa dân số Bangladesh dùng nước giếng nhiễm thạch tín

NAM ANH (Theo Science Daily, Reuters, Al-Jazeera)
NAM ANH (Theo Science Daily, Reuters, Al-Jazeera)

TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi sự kiện một nửa dân số Bangladesh (khoảng 77 triệu người) bị nhiễm chất asen (thạch tín) do dùng nước giếng là “vụ đầu độc lớn nhất trong lịch sử". Các nhà khoa học gọi nước giếng ở Bangladesh là “nước quỷ”.

qQ1mWbXG.jpgPhóng to
90% dân số Bangladesh dùng nước giếng để nấu ăn và uống - Ảnh EPA

Hôm qua 19-6, tạp chí Lancet đã công bố kết quả nghiên cứu 10 năm của một nhóm nhà khoa học Mỹ, Colombia và Bangladesh. Bác sĩ trưởng nhóm Habibul Ahsan, thuộc trung tâm y tế trưòng đại học Chicago (Mỹ), nhận định: "Hàng chục triệu người dân Bangladesh có nguy cơ chết yểu cao. Cần phải hành động khẩn cấp để giảm mức nhiễm chất asen và tìm các nguồn nước thay thế, an toàn hơn” .

Asen là chất độc được dùng phổ biến ở thế kỷ 19 nhưng ở Bangladesh nó hiện diện một cách tự nhiên trong các mạch nước ngầm.

Theo bác sĩ Ahsan, Bangladesh không phải là quốc gia duy nhất có nước ngầm chứa asen. Vùng Tây Bengal của Ấn độ, Argentina, Chile, một phần Mexico và các bang Nevada, New Mexico và New Hampshire của Mỹ cũng có nước ngầm nhiễm asen nhưng hàm lượng không cao bằng Bangladesh.

Các nhà khoa học quốc tế nói trên nghiên cứu chất asen trong nguồn nước giếng ở Bangladesh vì 90% dân số nước này chủ yếu dùng nước giếng để nấu ăn và uống, mức độ nhiễm độc rộng lớn vì kể từ thập niên 1970, UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc), các tổ chức phát triển cộng động khác chủ trương xây giếng bơm nước ngầm cung cấp “nước sạch” cho mỗi làng ở Bangladesh nhưng không kiểm tra hàm lượng asen.

Mục đích cuộc nghiên cứu của nhóm khoa học gia nói trên là xác định mối liên quan giữa nguy cơ tử vong và việc uống nước giếng bị nhiễm asen ở cấp độ cá nhân. Các nhà nghiên cứu đã đo hàm lượng asen trong nước uống và nước tiểu của 12.000 người sống trong một quận ở thủ đô Dhaka sử dụng nước giếng có hàm lượng asen cao.

Cuộc nghiên cứu sau đó mở rộng sang 20.000 người ở các vùng có nước ngầm nhiễm asen với hàm lượng thấp. Bác sĩ Ahsan nói: "Chúng tôi biết hàm lượng asen cao tác hại như thế nào nhưng chúng tôi chưa biết mức hàm lượng asen thấp nhất gây hại cho con người”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 12.000 đối tượng nghiên cứu nói trên có hơn 20% trường hợp tử vong do nhiễm chất asen lâu dài.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bị nhiễm asen hàm lượng thấp lâu dài có thể mắc bệnh ung thư bàng quang, phổi hoặc da, suy thận và đau tim...

NAM ANH (Theo Science Daily, Reuters, Al-Jazeera)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên