03/11/2004 00:23 GMT+7

Một ngôi mộ trong "đồng mả mồ" xưa!

LÊ NGUYỄN (Tân Phú, TP.HCM)
LÊ NGUYỄN (Tân Phú, TP.HCM)

TT - Mấy tuần nay dư luận râm ran về việc khai quật ngôi mộ cũ bên đường Nguyễn Tri Phương, nhiều giả thuyết được đưa ra kích thích lòng hiếu kỳ của không ít người dân thành phố.

Ngôi mộ bên đường Nguyễn Tri Phương:

zmt3YXIc.jpgPhóng to
Đồng mả mồ thời Pháp thuộc có đường xe lửa chạy ngang. Đây là bức ảnh khá hiếm hoi về vùng đất xa xưa này
TT - Mấy tuần nay dư luận râm ran về việc khai quật ngôi mộ cũ bên đường Nguyễn Tri Phương, nhiều giả thuyết được đưa ra kích thích lòng hiếu kỳ của không ít người dân thành phố.

Thật ra chuyện “chẳng có gì mà ầm ĩ” nếu ta biết cách đây hơn 100 năm, vào thời kỳ đầu Pháp thuộc, cả vùng quận 10 ngày nay (và một phần quận 3) được mệnh danh là đồng mả mồ, dịch theo tên gọi Plaine des Tombeaux của người Pháp.

Theo miêu tả của các tác giả Pháp vào thời kỳ này như Jean Bouchot, J.C. Baurac, Silvestre..., đồng mả mồ là một vùng rộng lớn giới hạn bởi hai con đường Nguyễn Thị Minh Khai (xưa là đường Chasseloup Laubat và Jean-Jacques Rousseau) và Hai Bà Trưng (xưa là Impériale, rồi Nationale và Paul Blanchy), chạy về hướng Chợ Lớn với hàng trăm ngôi mộ nằm rải rác.

Khu vực này cũng có một ngôi mộ tập thể gọi là “mả ngụy” chôn hơn 1.000 người, trong cuộc nổi dậy của binh lính dưới quyền Lê Văn Khôi tại thành Phiên An (Gia Định) những năm 1833 - 1835, đến nay không tìm ra dấu vết (vì thế trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc gọi là đồng mả ngụy).

Trước thời Pháp thuộc, khu vực này có tên gọi đồng tập trận, nơi Tả Quân Lê Văn Duyệt, tổng trấn Gia Định thành, thường xuyên thao dượt binh sĩ (tập trận).

Theo học giả Vương Hồng Sển, tác giả Sài Gòn năm xưa, thời Pháp thuộc đường xe lửa giữa nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn chạy xuyên qua cánh đồng mả mồ, trong đó có đường Lý Thái Tổ ngày nay: “...Sách nói khi xưa, làm con đường này, gặp nhiều mồ mả (ắt chốn đồng tập trận cũ), Lang sa (thực dân Pháp - LN) có lệ phát ba quan tiền và một xấp vải cho mỗi ngôi mộ và mả bị cải táng...” (Sđd-NXB TP.HCM - 1997 - trang 148).

Một bức ảnh xưa do người Pháp chụp đề rõ cụm từ Plaine des Tombeaux cũng cho thấy nhiều ngôi mộ nằm cạnh đường xe lửa.

Căn cứ vào chút sử liệu trên, có thể suy đoán rằng ngôi mộ bên đường Nguyễn Tri Phương là một trong rất ít những ngôi mộ xưa còn sót lại trong số hàng trăm ngôi mộ thuộc đồng mả mồ đã bị thực dân Pháp và chính quyền cũ giải tỏa vì những việc công ích. Vào thời kỳ này, đa số mộ cổ đều được làm bằng ô dước và được xây đắp khang trang (ảnh).

LÊ NGUYỄN (Tân Phú, TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên