02/02/2009 15:18 GMT+7

Một chiếc cầu mang tầm nhìn 10 năm hay 100 năm?

Le Thanh Phong
Le Thanh Phong

TTO - Sau khi đọc bài "Bát nháo trên cầu Rạch Miễu" tôi có hai điều buồn. Thứ nhất, cây cầu tầm cỡ như vậy, cây cầu dây văng lớn nhất do người Việt Nam tự thiết kế, xây dựng, lại có tầm nhìn kém như vậy, đúng là cầu thiết kế từ 10 năm trước nhưng chẳng lẽ không thể dự đoán được sao?

Bát nháo trên cầu Rạch Miễu

Thứ hai, ý thức người Việt Nam quá kém, điều đó không phải từ bây giờ mà từ lâu rồi, đã bám gốc rễ. Trên cầu là nơi nguy hiểm làm sao trở thành nơi tham quan, chụp hình, nhất là trong giai đoạn ngày lễ, lượng người đi rất nhiều! Cơ quan nhà nước cần tìm hiểu xem có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này.

8jGHQvZE.jpgPhóng to
Dòng người vô tận háo hức đặt chân lên cầu Rạch Miễu ngày khánh thành.

Vừa thông cầu Rạch Miễu đã phải buồn phiền đối diện với cảnh kẹt xe. Chẳng lẽ một công trình xây dựng lớn như vậy mà chỉ có tầm nhìn 10 năm đổ lại, còn sau đó thì... lạc hậu? Chỉ là cây cầu mà đã vậy thì những công trình lớn khác sẽ "cho" đất nước này tiếp tục lạc hậu tới bao giờ?

* Chiếc cầu xinh đẹp là niềm mong ước bao đời của xứ dừa nhưng vừa khánh thành hơn mười ngày nỗi lo đã vội đến. Khi chiếc cầu đang thi công và sắp hoàn thành, có dịp đi ngang chuyến phà về Bến Tre, tôi từng bảo với bạn bè: "Tiếc quá, lòng cầu quá nhỏ, với mỗi chiều một làn xe thế thì chẳng bao lâu vấn nạn kẹt cầu và biết bao điều không hay khác sẽ kéo theo". Và bây giờ tôi thấy thương cho người dân hai bờ sông Tiền và những ai cần qua xứ dừa này, khi các quan chức thấy khiếm khuyết của công trình thì chiếc cầu đã yên vị.

Thôi thì chỉ mong những chiếc cầu sau này sẽ không giống như vậy, người ta xây cầu để sử dụng hàng trăm năm mà sau mười năm từ ngày thiết kế đã bị lạc hậu rồi, tôi chỉ biết tiếc mà thôi, đành "ru lòng": có còn hơn không!

OsPVyxm7.jpgPhóng to

Cầu Rạch Miễu kẹt cứng lúc 19g30 ngày 29-1 -Ảnh: V.TR.

* 10 năm chẳng lẽ không thay đổi? Ông Phạm Văn Long - giám đốc Sở GTVT Bến Tre - cho biết cầu Rạch Miễu được nghiên cứu, thiết kế từ năm 1998. Vậy là từ lúc cầu Rạch Miễu được nghiên cứu đến lúc xây dựng trên dưới 10 năm, qua mỗi năm trong khoảng thời gian ấy, báo cáo về tình hình giao thông đều có đủ. Vậy tại sao cầu Rạch Miễu vẫn được thi công theo bản thiết kế của 10 năm trước?

Sau 10 năm, chẳng lẽ các nhà nghiên cứu của Việt Nam không nhận ra số phương tiện giao thông đã gia tăng như thế nào so với 10 năm trước qua báo cáo tình hình giao thông từng năm? Và có phải nguồn vốn đầu tư của nước ta vào cầu Rạch Miễu vẫn giậm chân tại chỗ sau 10 năm?

Câu trả lời cho 3 câu hỏi này có lẽ đang được nhiều người mong đợi. Cầu Rạch Miễu được xem là cây cầu đặc biệt quan trọng, là con đường giao thông trên bộ duy nhất tính đến thời điểm này giữa Bến Tre và Tiền Giang cũng như với nhiều tỉnh thành. Vì vậy, với mật độ phương tiện giao thông như hiện nay, ai cũng có thể hình dung cầu Rạch Miễu phải có sức tải và thiết kế mặt cầu rộng như thế nào. Theo tình trạng hiện tại, trong tương lai, một khi cầu Hàm Luông và cầu Cổ Chiên xây dựng xong, chẳng lẽ phải phá bỏ cầu Rạch Miễu mà xây dựng lại!

Le Thanh Phong
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên