20/10/2009 15:30 GMT+7

Mong cô vượt khó và xem các cháu như con

KHƯƠNG DUY
KHƯƠNG DUY

TTO - Hai ngày qua, đông đảo bạn đọc TTO đã gửi ý kiến chia sẻ qua loạt bài về nghề bảo mẫu. Rất nhiều ý kiến cảm thông với nỗi cực nhọc của các cô, đề nghị ngành giáo dục có sự quan tâm đúng mức, và cũng nhiều lời gửi gắm các cô dù thế nào cũng không nên bạo hành với các cháu, hãy xem các cháu như con. TTO liên tục cập nhật ý kiến bạn đọc.

Mong cô vượt khó và xem các cháu như con

TTO - Hai ngày qua, đông đảo bạn đọc TTO đã gửi ý kiến chia sẻ qua loạt bài về nghề bảo mẫu. Rất nhiều ý kiến cảm thông với nỗi cực nhọc của các cô, đề nghị ngành giáo dục có sự quan tâm đúng mức, và cũng nhiều lời gửi gắm các cô dù thế nào cũng không nên bạo hành với các cháu, hãy xem các cháu như con. TTO liên tục cập nhật ý kiến bạn đọc.   

>> Kỳ 1: Cảnh đông con >>Kỳ 2: Cuộc "hành xác"

* Tôi không bao giờ tưởng tượng ra những cảnh tượng như thế này. Tôi rất thông cảm với sức ép công việc của các cô giáo, nhưng thật không thể chấp nhận cách các cô đối xử với trẻ em như vậy. Nếu các cô không thể chăm sóc nhiều cháu như thế thì hãy nhận ít cháu thôi để chăm sóc cho tốt thì hơn. Liệu các cô có thể chấp nhận cảnh con mình bị đối xử như các cô đối xử với các cháu không?

ImageView.aspx?ThumbnailID=369568
Hình chụp lại từ clip trẻ bị đánh vì không chịu ăn tại một lớp mầm non tư thục (Q.Tân Phú, TP.HCM)

Ngoài những tác động xấu quá rõ về thể chất, liệu những em bé bị hành xử thô bạo như thế có bị ảnh hưởng đến nhân cách khi lớn lên hay không? Tôi tin là có. Tôi cũng băn khoăn không biết các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có biết những hoàn cảnh như phóng sự này hay không? Và họ đã làm gì?

KHƯƠNG DUY

* Tôi hiểu tâm lý và áp lực của các cô bảo mẫu. Giá như chủ trường đừng ép mỗi cô phải chăm sóc cả chục bé thì đâu có cảnh các cô bực mình, stress. Và đáng tiếc thay, những bực dọc đó lại đổ lên các em.

Tôi cũng hiểu chuyện “hành xác” báo nêu ở trên không phải là chuyện phổ biến, có thể chỉ là chuyện đây đó mà thôi. Song, nhìn vào đó, chúng ta nghĩ phải có gì đó bất ổn trong việc cấp phép lập trường, khảo sát chương trình nuôi trẻ… Đây lại là lỗ hổng quản lý của ngành giáo dục địa phương đó.

HUY VĂN

* Con trai tôi 17 tháng tuổi, bé rất biếng ăn. Tôi có nghe những người hàng xóm bảo rằng cứ gửi vào nhà trẻ, khoảng một tháng là sẽ cải thiện tình hình đáng kể. Sau khi đọc xong bài báo này tôi thấy thật sự khủng hoảng, dù biết đây chỉ là một trường hợp chứ không phải tất cả trường nào cũng vậy.

Những thiên thần của gia đình, được yêu thương, được dành những tình cảm tốt đẹp nhất của ông bà, cha mẹ, người thân phải chịu cảnh như thế thật đáng thương. Chắc vợ chồng tôi phải mượn bà ngoại một thời gian nữa quá. Khoảng 3 tuổi sẽ gửi bé đi học. Khi đó bé đã tương đối lớn, biết nói, biết hiểu nhiều hơn thì sẽ ít phải chịu những cảnh nêu trong bài báo. Cám ơn bài báo đã cho tôi biết thực trạng.

THIÊN TRÚC

* Nói thật việc chăm trẻ là điều không dễ dàng, nhưng các bảo mẫu cũng phải có trách nhiệm và tình thương với trẻ em. Những hành vi thô bạo với trẻ cần phải lên án.

LÊ THỊ PHẬN

* Có trông con mới biết cái khổ của việc làm bảo mẫu. Không phải cứ áp dụng tâm lý sách vở là sẽ tạo ra được những đứa bé ngoan, biết vâng lời. Cứ nhìn từ ngoài cuộc mà vội cho rằng chăm sóc các bé như vậy là tàn ác, vô nhân đạo thì thật tội nghiệp cho nghề bảo mẫu. Thời nay phụ huynh quá bận rộn cho việc chăm sóc con cái, được bao nhiêu người thực sự cầm tô cơm chiếc muỗng vừa đút vừa cười với con nhỏ? Tuy nhiên những hành vi quá đáng như đánh đập đến đỏ tay hay hằn má thì đúng là quá đáng và không nên áp dụng đối với các bé.

TYT

* Em cũng là giáo viên mầm non, em rất thông cảm cho sự vất vả của nghề bảo mẫu. Làm từ sáng sớm đến chiều, tối còn về soạn giáo án, làm đồ dùng đồ chơi. Lên đến giường ngủ là 2-3giờ sáng. sáng đến trường với một tâm trạng mệt mỏi, vậy mà vẫn phải diệu dàng với trẻ để trẻ ngoan hơn, vâng lời hơn.

Không biết phụ huynh có biết rằng trẻ con bây giờ nghịch và không lễ phép. Do gia đình quá nuông chiều, nhiều người chỉ nghĩ rằng có tiền cho trẻ đi học là muốn cô phải dạy hết mọi thứ cho con mình mà không biết giáo viên cũng là một con người chứ không phải là một cỗ máy được lập trình sẵn. Đôi khi chỉ là chuyện nhỏ giữa các trẻ với nhau mà phụ huynh không thông cảm, vẫn xúc phạm đến các cô chỉ vì con của họ bị đau. Nhiều người coi con của mình là trên hết, vì vậy trẻ dựa vào ba mẹ nên cũng không ngoan, không vâng lời cô.

Tuy có một vài trường hợp các cô đánh trẻ là không đúng, nhưng do sức ép từ phụ huynh và trường muốn con được ăn no, không sụt cân.phải ngoan mà vô tình đẩy các cô phải thực hiện hành vi thô bạo đối với trẻ.

NGUYEN VAN

* Đọc hai bài báo trên, tôi thấy các cô làm ở trường mầm non rất là cực khổ. Ví dụ mỗi gia đình hiện nay, chỉ có từ một đến hai bé, tới bữa ăn là ông bà cha mẹ phải làm đủ trò, thậm chí phải la hét quát mắng mà cả buổi trời bé mới chịu ăn. Trong khi các cô hàng ngày ngoài lo 3 bữa ăn cho bé còn phải làm rất là nhiều việc như: tắm rửa, giặt đồ, súc bình sữa, làm vệ sinh... Một mình thì không thể làm hết bằng ấy công việc, không những thế còn phải coi trẻ để không bị trầy xước...

Là phụ huynh cũng có con đang học ở trường mầm non, tôi cũng phần nào hiểu thêm về cái nghề cực khổ này. Qua những bài viết trên tôi, cũng xin đóng góp ý kiến nhỏ là các trường nên giảm sĩ số và các cô cũng cần xã hội nhìn nhận nghề này với một hướng khác hơn trước. Để phần nào con em chúng ta được đối xử ngày càng tốt hơn.

LAN TUYEN

* Tôi có người yêu là cô giáo mầm non, và tôi cũng hiểu một phần nỗi vất vả trong công việc của em! Áp lực công việc từ những người quản lý cũng như sự phát triển của con trẻ bây giờ làm cho em nhiều lúc thấy rất mệt mỏi. Đôi khi tôi cũng khuyên em chuyển sang làm việc khác (tôi có thể xin cho em một công việc tốt hơn bây giờ) nhưng em yêu công việc mình đang làm và yêu những đứa trẻ dễ thương kia!

Thông qua bài báo và những lời tâm sự của mình, tôi mong rằng xã hội nên có sự nhìn nhận và trân trọng công việc mà các cô đang làm. Chứ không phải đánh giá qua những cái bạt tai hay tiếng mắng chửi khó nghe kia! Trồng người là trách nhiệm của cả gia đình và nhà trường để thế hệ tương lai của chúng ta có cả tài và đức!

TVQ (quanhd1984@)

* Đọc xong đoạn báo trên, tôi thông cảm cho các cô bảo mẫu, vì có cháu cha mẹ cho ăn cơm phải đẩy đi cùng làng cuối xóm, phải dụ đủ trò nhưng chén cơm vẫn không đạt như ý cha mẹ cháu mong muốn, thậm chí có lúc quá nóng mà tát con luôn.

Tôi đã từng chứng kiến điều ấy với một người mẹ hết mực thương yêu con, rất mực dịu hiền, nhưng vẫn không chịu nổi cảnh con mình ngày nào cũng không chịu ăn và phải đi khắp xóm như vậy, phải bỏ bê biết bao nhiêu giờ của công việc.

Nói vậy, nhưng các cô bảo mẫu ơi, cũng đừng xem chuyện cáu gắt với các cháu đó là chuyện phải làm, chắc chắn sẽ khó và khổ với những cháu như vậy. Hãy vì tình thương với cháu thơ vô tội này, hãy cố gắng hơn đi, hãy thương thật sự các cháu như con cháu của mình đi, đừng để những lời tâm sự trên đây phải lặp lại nữa.

Tôi cũng hy vọng rằng, ngành giáo dục nên có qui định rõ, nhà trẻ sẽ giữ bao nhiêu cháu là đủ để các nhà trẻ là nơi tin cậy của các bậc cha mẹ các cháu.

MAI THI MINH HUONG(maihuong@)

* Đọc xong phần tin này, tôi rất thông cảm với các cô bảo mẫu, mặc dù tôi là một người đàn ông. Tôi năm nay 30 tuổi, vợ tôi 29 tuổi, chúng tôi sanh con đầu lòng là một cặp sinh đôi. Con tôi được bốn tháng rưỡi tuổi thì vợ tôi chịu hết siết nên "chạy" đi làm, còn tôi thì ở nhà trông con. Đến nay con tôi được hai mươi sáu tháng tuổi, chúng tôi tính đúng ba tuổi thì cho chúng nó đi nhà trẻ (nếu kinh tế gia đình ổn định, tôi sẽ trông hai bé đến sáu tuổi luôn).

Trong thời gian trông trẻ tôi rút ra được rằng, phải có lòng thương yêu trẻ, cho dù có khi cần phải hành xử hơi thô bạo một tí, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỡ khi bé có bệnh thì đề kháng của bé mạnh hơn, nhưng đồng thời cũng thể hiện bằng hành động và lời nói cho bé biết rằng mình rất yêu thương bé, bé sẽ hiểu.

Lâu dần bé sẽ có thói quen không chống khi ăn, và có tự giác cũng như yêu mến người chăm sóc bé. Các bậc phụ huynh tốt nhất tự trông trẻ, không nên nhờ ông bà anh chị nội ngoại gì hết, trừ khi cuộc sống quá bức bách, đừng lo làm giàu mà đùn đẩy trách nhiệm mà quên đi bản thân cha mẹ phải tự tay chăm sóc cho con cái.

HỒ MINH TÂM(meofyou@)

* Tôi cũng là giáo viên mầm non nên tôi cũng hiểu được sự cực nhọc của nghề. Không riêng gì bảo mẫu đâu mà công việc giáo viên cũng vất vả như thế. Thế nhưng việc bạo hành trẻ em là không thể chấp nhận được. Vấn đề này đã bị phản ánh rất nhiều nhưng nó vẫn còn tồn tại ở vài nơi là do đâu?

Có rất nhiều lí do: Phía nhà trường đã không đảm bảo được sĩ số lớp ở mức cho phép quản lý được. Riêng trường tư thục (chủ trường nhận giáo viên và bảo mẫu rất dễ dàng có khi không có bằng cũng nhận vào làm; đấy là nguyên nhân rất nguy hiểm. Tôi cũng đã có lần cho con học ở trường tư và cả 2 cô ở lớp con tôi đều không có bằng sư phạm) 

Phía nhà trường luôn làm áp lực cho các cô (trẻ ăn phải hết suất, trẻ sụt cân bị trừ điểm... nhưng đâu hiểu hôm nay sức khỏe trẻ có vấn đề nên không thể ăn nhiều được

Phía cơ quan chức năng: còn lơ là trong việc kiểm tra. Hầu như các cơ quan chức năng chỉ chú trong vào những trường điểm, chuẩn của quận chứ không quan tâm mấy đến những trường tư thục. Sự quan tâm không đồng đều dẫn tới những sơ sót.

LE TRINH(th.trinh@

* Tôi rất đồng cảm với các bảo mẫu trong việc làm "mẹ" của những 20 đứa trẻ hơn. Có chăm con 1 ngày trọn vẹn mới thấy được cái cực nhọc của nghề. Tuy nhiên, việc đối xử với các bé bằng "vũ lực" như thế thì tôi cực kỳ phản đối.

Các phụ huynh nên sâu sát việc chăm sóc trẻ với các cô, đừng phó thác tất cả cho các cô trong việc nuôi, dạy, chăm sóc các bé vì nghĩ rằng mình trả tiền cho việc đó, và khi không bằng lòng thì hăm dọa cho bé nghỉ, chuyển trường...

HD (sense.common@)

* Đọc bài báo trên tôi cũng thông cảm với nỗi vất vả của các cô bảo mẫu khi phải chăm sóc cùng một lúc nhiều cháu bé. Nhưng khi biết được các cô dùng tay thước và tay để đánh các bé và có những câu quát mắng như “Tát cho cái bây giờ”, “Mày có im đi không”,... thì tôi đã hiểu tại sao con mình đi học về lại cầm cây quát mắng người khác và có những thái độ kiểu hăm dọa bắt chước cô giáo.

Tôi nghĩ, khi phụ huynh bận rộn với công việc, phần lớn thời gian bé ở trường với cô giáo, mọi lời nói và cử chỉ của cô giáo sẽ là hình ảnh mà bé dễ ghi nhớ và bắt chước. Vì vậy mong các cô bảo mẫu hãy là tấm gương cho những trẻ thơ.

THU HOÀI

* Em cũng là giáo viên mầm non, em rất thông cảm cho sự vất vả của nghề bảo mẫu. Làm từ sáng sớm đến chiều, tối còn về soạn giáo án, làm đồ dùng đồ chơi. Lên đến giường ngủ là 2-3 giờ sáng. Sáng đến trường với một tâm trạng mệt mỏi vậy mà vẫn phải dịu dàng với trẻ để trẻ ngoan hơn, vâng lời hơn.

Không biết phụ huynh có biết rằng trẻ con bây giờ nghịch và không lễ phép cũng là do gia đình quá nuông chiều trẻ, và thậm chí còn có suy nghĩ rằng có tiền cho trẻ đi học là muốn cô giáo phải dạy hết mọi thứ mà không biết giáo viên cũng là một con người chứ không phải là một cỗ máy được lập trình sẵn.

Đôi khi chỉ là chuyện nhỏ giữa các trẻ với nhau mà phụ huynh không thông cảm, vẫn xúc phạm đến các cô chỉ vì con của họ bị đau. Coi con của mình là trên hết, vô tình làm cho trẻ ỷ lại vào ba mẹ nên không ngoan, không vâng lời cô.

Tuy có một vài trường hợp các cô đánh trẻ là không đúng nhưng thử hiểu thêm sức ép từ các vị phụ huynh muốn con được ăn no, không sụt cân, phải ngoan....

Đôi lúc em tự hỏi nếu một ngày nào đó không còn bảo mẫu, giáo viên thì ai sẽ trông coi trẻ để phụ huynh yên tâm công tác, buôn bán?

NGUYEN VAN (maytim1910van@)

* Tôi cũng có con gửi ở một trường tư thục chất lượng cao ở quận 10. Con tôi là một đứa bé ăn rất khó và rất dễ bị ói nên tôi rất cảm thông với các cô và bảo mẫu. Hàng tháng, tôi đều nhín chút tiền lương của hai vợ chồng để biếu đều cho tất cả các cô.

Tôi làm như thế không phải vì để các cô ưu tiên con mình mà vì tôi muốn chia sẻ một phần với các cô - chính các cô đã giúp vợ chồng tôi chăm sóc con trai. Một chút chia sẻ, một vài câu nói ấm áp khi đón, nhận con sẽ làm cho các cô thấy được an ủi, được sẻ chia!

CÚC TRẮNG (hphuoc74@)

KHƯƠNG DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên