![]() |
Chương trình thiếu nhi Cầu vồng xanh khá ấn tượng do VN sản xuất - Ảnh: H.Lê |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Nếu như vài năm trước, các kênh truyền hình nước ngoài dành cho thiếu nhi như Catoon Network, Walt Disney, Playhouse, Animax... thống trị trên hệ thống truyền hình cáp thì nay các kênh "made in VN" cũng bắt đầu bước vào cuộc cạnh tranh này.
Nở rộ kênh
Dù đã có sẵn kênh hoạt hình Bibi nhưng vào tháng năm vừa qua, SCTV cũng đã tung ra một kênh thiếu nhi thứ hai mang tên Sao thiếu nhi. Phát sóng từ 9g-21g với kết cấu gồm 50% thời lượng là phim hoạt hình, 50% còn lại là các chương trình tổng hợp khác, Sao thiếu nhi đang ngày càng hoàn thiện... Mới đây nhất, kênh HTV3- dành cho thiếu nhi và thanh thiếu niên thuộc hệ thống truyền hình TP.HCM - vừa có một cuộc "cách mạng" toàn diện từ ngày 1-6. Theo đó, bên cạnh phim hoạt hình nước ngoài khá hấp dẫn, HTV3 dành một thời lượng để phát sóng những chương trình khoa giáo, học tiếng Anh, phim tài liệu…
Việc mở rộng các kênh thiếu nhi trên truyền hình cáp cũng là một giải pháp để các nhà đài tận dụng những chương trình đã sản xuất và phát sóng trên hệ thống analog. Có thể nhận định khán giả nhí đang được các nhà đài chăm chút. Ngoài chuyên mục quen thuộc như ca hát, hoạt hình, hoạt cảnh…; hiện nay các chương trình thiếu nhi mở rộng hơn theo chiều hướng đa dạng về chương trình và mở rộng đối tượng khán giả.
Chúc bé ngủ ngon (VTV3) có thời lượng phát sóng chỉ khoảng 10 phút, nhưng những câu chuyện nhẹ nhàng của chị Kính Hồng và bức tranh biến hóa sinh động trong chương trình khiến bao trẻ mẫu giáo say mê theo dõi lúc 21g hằng ngày. Hay game show Siêu quậy tí hon (HTV7) ngộ nghĩnh với màn thi uống sữa, thi bò của các thí sinh chỉ mới 9 tháng tuổi bé bỏng. Một số chương trình cung cấp thông tin cho các bà mẹ trong cách chăm sóc trẻ như Tình yêu của mẹ, Bé khỏe bé ngoan... Những cuộc thi ca hát của nhà đài dành cho lứa tuổi nhỏ như Đồ rê mí (VTV3), Tiếng hát măng non, Tiếng hát học đường (HTV) cũng được đầu tư hoành tráng.
Chênh lệch chất lượng
Ông Hà Nhật Tỉnh - trưởng ban thiếu nhi Đài truyền hình HTV Làm chương trình thiếu nhi dễ mà lại khó. Để thu hút các em, chương trình phải có sự đầu tư thích đáng. Kinh phí là điều quan trọng nhưng quan trọng hơn là đội ngũ sáng tác của ta hiện nay chưa kham được. Chương trình thiếu nhi của nước ngoài có thể kéo dài năm này qua năm khác trong khi chúng ta chỉ sáng tác được vài tập là đuối sức... Chúng ta rất cần những người làm chương trình hiểu trẻ, yêu trẻ và phải tâm huyết với nghề. |
Có nhiều lý do lý giải điều này: kinh phí thực hiện chương trình thiếu nhi còn eo hẹp. Các công ty quảng cáo hợp tác với nhà đài chỉ mặn mà với các chương trình talk show, game show vì thực hiện ít tốn kém lại dễ hút quảng cáo. Đôi khi lý do cũng đơn giản, như trường hợp chương trình Chuyện ngày xưa (từng thu hút đông đảo thiếu nhi) đang tạm ngưng vì êkip thực hiện chương trình quá bận...
Trong sự thiếu hụt chung, mảng phim truyền hình bị bỏ ngỏ. VTV từng phát sóng Cậu bé ngoài hành tinh trên VTV1, HTV7 đang giới thiệu Khu vườn bí ẩn vào thứ hai hằng tuần. Chưa bàn đến chất lượng, chỉ đề cập đến khía cạnh thời lượng mỗi tập ngắn ngủi (20-30 phút) phát sóng nhỏ giọt theo từng tuần như hiện nay thì những bộ phim này khó mà tạo được ấn tượng.
Vì vậy, tuy nhiều sự chọn lựa nhưng cuối cùng đọng lại trong tâm trí của các em vẫn là những nhân vật quen thuộc: chú mèo Tom, chuột Jerry, Mickey, khủng long Barney và một loạt chương trình "ngoại quốc" như Chơi với tôi Seasame, Trang trại vui nhộn McDonald... Làm sao truyền hình có thể tạo dựng một hình tượng tương tự khiến khán giả nhí VN yêu thích? Theo ông Hà Nhật Tỉnh - trưởng ban thiếu nhi Đài truyền hình TP.HCM, "đó vẫn đang là món nợ lớn của chúng ta với các em".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận