Những nghiên cứu được Chính phủ nước này thực hiện chỉ ra rằng, ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của phổi, gây biến đổi DNA và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Ô nhiễm môi trường cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác liên quan đến hô hấp và tim mạch.
Trước đó, theo hãng tin BBC, New Delhi là thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Theo số liệu đưa ra từ tháng 4 vừa qua, nồng độ hạt bụi phân tử PM 2,5 trong không khí ở New Delhi là 215 microgram/m3 - gấp 21 lần so với khuyến cáo của thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, hệ quả của tình trạng này là căn bệnh ung thư phổi khiến khoảng 1,3 triệu người chết mỗi năm. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai tại Ấn Độ, chỉ sau bệnh tim.
Chính phủ Ấn Độ đã cho lắp đặt nhiều thiết bị theo dõi chất lượng không khí hơn ở New Delhi, đồng thời cấm các loại xe diesel có tuổi thọ hơn một thập kỷ, tuy nhiên các biện pháp này chỉ là "muối bỏ bể".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận