23/05/2017 18:38 GMT+7

Mỗi năm xuất khẩu sang Bangladesh 1 triệu tấn gạo

N.AN
N.AN

TTO - Chiều 23-5, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Lương thực Bangladesh, ông Advocate Qamrul Islam đã chính thức ký gia hạn Bản ghi nhớ (MOU) về thương mại gạo giữa hai nước.

Theo Bản ghi nhớ được ký kết với Băng-la-đét có hiệu lực 5 năm, mỗi năm Việt Nam sẽ xuất khẩu 1 triệu tấn gạo sang nước này - Ảnh: N.AN
Theo bản ghi nhớ được ký kết với Bangladesh có hiệu lực 5 năm, mỗi năm Việt Nam sẽ xuất khẩu 1 triệu tấn gạo sang nước này - Ảnh: N.AN

Bản ghi nhớ này kéo dài đến năm 2022, theo đó, mỗi năm Việt Nam sẽ cung cấp cho Bangladesh số lượng gạo các loại lên đến 1 triệu tấn.

Ngay sau khi ký kết bản ghi nhớ, phía Bangladesh đã thông báo việc phía Bangladesh mong muốn mua ngay của Việt Nam khoảng 250.000 - 300.000 tấn gạo trắng 5% và tăng lên 500.000 tấn gạo trong năm 2017. Đồng thời phía bạn đã mời đầu mối cung cấp chính thức của Việt Nam sang Bangladesh trong thời gian sớm nhất để làm việc, đàm phán về giá cả và khối lượng, phương thức giao hàng…

Phía Bangladesh cũng cho biết mong muốn mua tổng số lượng khoảng 500.000 tấn gạo của Việt Nam từ nay đến hết năm 2017. Đầu mối doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng là Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2).

Trước đó, MOU về thương mại gạo ở cấp Chính phủ giữa Việt Nam và Bangladesh được ký lần đầu vào ngày 18-4-2011 và có thời hạn đến ngày 31-12-2013. Sau đó, ngày 2-1-2014, hai bên đã ký lại để gia hạn MOU nói trên có hiệu lực tới ngày 31-12-2016. Theo đó, năm 2011 và năm 2012, phía Việt Nam đã xuất khẩu được trên 300.000 tấn gạo sang Bangladesh.

Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ khó khăn, từ đầu năm 2017, Bộ Công thương đã đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho hàng hóa nói chung và các mặt hàng nông sản nói riêng, trong đó tập trung đối với mặt hàng gạo. Theo đó, Bộ Công thương đã triển khai nhiều hoạt động tìm kiếm các cơ hội ký kết các thỏa thuận cấp Chính phủ hoặc cấp bộ nhằm tạo khung pháp lý thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Bên cạnh những thị trường truyền thống, Bộ Công thương cho biết đã chú trọng tập trung khai thác các thị trường mới, có nhiều tiềm năng, có dân số lớn, nhu cầu tiêu thụ gạo cao, sức mua ổn định và lâu dài, cơ chế nhập khẩu gạo do Nhà nước quản lý theo đầu mối để đặt vấn đề, đàm phán, ký kết MOU về thương mại gạo tạo thuận lợi cho xuất khẩu gạo bền vững. Được biết hợp đồng hợp tác này được Bộ Công thương chủ động đàm phán trong gần 2 tuần lễ.

N.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    B\u1ed9 tr\u01b0\u1edfng B\u1ed9 L\u01b0\u01a1ng th\u1ef1c\u00a0Bangladesh, \u00f4ng Advocate Qamrul Islam \u0111\u00e3 ch\u00ednh th\u1ee9c k\u00fd gia h\u1ea1n B\u1ea3n ghi nh\u1edb (MOU) v\u1ec1 th\u01b0\u01a1ng m\u1ea1i g\u1ea1o gi\u1eefa hai n\u01b0\u1edbc." />