![]() |
Mô hình đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Ảnh: P.P.H. |
Mới bàn giao 10% mặt bằng
Theo Khu Quản lý giao thông đô thị TP (QLGTĐT TP), thiết kế mỹ thuật tuyến Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi (NKKN-NVT) sẽ được mở rộng như sau:
![]() |
Nhiều hộ dân trên đường Nguyễn Văn Trỗi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM đã di dời giải tỏa, sửa chữa lại mặt tiền nhà (ảnh chụp chiều 8-5-2005) - Ảnh: N.C.T. |
Đoạn từ Võ Thị Sáu đến Điện Biên Phủ cũng mở rộng thành 30m nhưng nhằm giữ lại hai hàng cây xanh sẽ có dải phân cách hai bên theo thứ tự vỉa hè 3m, lòng đường 6m, dải phân cách 2m, giữa đường 8m, dải phân cách 2m, lòng đường 6m và vỉa hè 3m.
Toàn dự án có trên 10 giao lộ thường xuyên có lưu lượng xe lớn (Lý Chính Thắng, Võ Thị Sáu, đường sắt Thống Nhất, Trần Huy Liệu...). UBND TP đang xem xét phương án cải tạo, chỉnh trang tất cả các giao lộ này.
Cây xanh, ánh sáng, vỉa hè Theo Khu QLGTĐT, Sở GTCC TP, trên vỉa hè tuyến đường sẽ trồng cây muồng bông vàng hoặc móng bò cao 3m, khoảng cách giữa hai cây 6-8m. Ở dải phân cách sẽ trồng cây hoàng nam cao 1,5-2m, khoảng cách giữa hai cây là 2m. Ngoài ra còn trồng thêm kiểng lá trắng, thiên tuế, bướm hồng, viền bằng cây ắc ó, trang đỏ. Chọn cây muồng bông vàng, móng bò do các loại cây này phù hợp với chất lượng đất vỉa hè, rễ cây không ảnh hưởng đến các công trình ngầm, giá rẻ hơn các loại cây khác. Đoạn từ Võ Thị Sáu đến Điện Biên Phủ sẽ giữ lại hai hàng cây xanh hiện hữu làm dải phân cách. Hệ thống chiếu sáng: đèn chiếu sáng mặt đường từ Hoàng Văn Thụ đến Điện Biên Phủ là đèn cao áp. Tại hai đầu dải phân cách (chỗ quay đầu xe) sử dụng đèn cao áp loại không đối xứng để chiếu sáng phạm vi xung quanh. Trên vỉa hè là loại đèn trang trí hình chóp cầu, phi 400. Trụ đèn chiếu sáng hình tròn, cao khoảng 11,5m. Gạch lát vỉa hè là gạch granito, dày 3cm. Triền lề làm bằng đá chẻ dạng vuông vát, dài 1m (tương tự như đường Trương Định, quận 3). Loại gạch này thuận tiện cho những người khuyết tật lưu thông bằng xe lăn. |
Theo Khu QLGTĐT TP, dự kiến thời gian thi công phần đường là 10 tháng, từ ngày nhận mặt bằng. UBND TP đã yêu cầu Kho bạc Nhà nước TP.HCM ưu tiên giải ngân vốn chi trả đền bù giải tỏa và giao các cơ quan liên quan phải bàn giao toàn bộ mặt bằng công trình trước 30-5-2005.
Về di dời các công trình kỹ thuật, Khu QLGTĐT TP đang phối hợp với các đơn vị triển khai di dời theo hình thức trọn gói, nhưng hiện nay do TP có chủ trương nghiên cứu hầm kỹ thuật nên tiến độ chậm lại so với dự kiến (bàn giao toàn bộ mặt bằng 4-2005).
Chưa có hướng dẫn “làm đẹp”
Hiện nay, người dân TP băn khoăn sau khi giải tỏa hai bên đường, nhà sẽ được xây dựng như thế nào để đảm bảo cảnh quan, đẹp và hợp lòng dân. Nhà nước có hướng dẫn, hỗ trợ về mặt kiến trúc trong thiết kế đô thị của khu vực hay không?
Hộ chị Nguyễn Thị Lực, số 295 NKKN, quận 3, bị giải tỏa 24m2 nhà (tính từ ngoài đường vào bị giải tỏa 6m), cho biết: “Chúng tôi ủng hộ TP làm đẹp bộ mặt đô thị nhưng khi chúng tôi bàn giao mặt bằng, phải đập phần nhà trước mặt và xây dựng ngay chứ không thể để nhà đó chờ hướng dẫn. Tự nhà tôi đã thuê kiến trúc sư giỏi thiết kế thật đẹp phần mặt tiền để xin phép thi công. Tôi thiết nghĩ TP nhanh chóng có hướng dẫn cho người dân về vấn đề này”.
Hộ 44A Nguyễn Văn Trỗi, Phú Nhuận nói bản vẽ thiết kế xây dựng do gia đình thuê kiến trúc sư vẽ và được quận phê duyệt chứ chưa nghe hướng dẫn từ TP. Nhiều hộ khác cũng vậy.
Chị Lan, một kỹ sư xây dựng có nhà bị giải tỏa, nói chị hiểu rằng TP không ép buộc các hộ dân xây dựng như thế nào nhưng vì lợi ích chung, thiết nghĩ TP nhanh chóng hướng dẫn cụ thể về qui chuẩn, kiểu dáng. Đó là làm đẹp cho khu vực và cho TP. Trong khi chờ nghiên cứu TP nên yêu cầu các quận huyện hoặc Sở Qui hoạch - kiến trúc, thậm chí UBND phường cũng được đưa ra định hướng chung cho người dân biết họ cần xây như thế nào để không làm hỏng “bộ mặt của TP”. Không nên để người dân xây dựng lại xong mới có hướng dẫn thiết kế đô thị vì lúc này người dân không thể đập đi, xây lại.
Qui mô dự án nâng cấp đường NKKN - NVT:
Phạm vi thực hiện |
Mặt cắt ngang đường |
Mức đầu tư |
Dài 3.800m, từ đường Trường Sơn đến đường Điện Biên Phủ, đi qua ba quận Tân Bình, Phú Nhuận, 3. | - 14-21m: từ đường Trường Sơn đến đường Hoàng Văn Thụ
- 30m: từ đường Hoàng Văn Thụ đến đường Điện Biên Phủ. |
Trên 852 tỉ đồng (trong đó đền bù giải tỏa là 778 tỉ đồng). |
Cuối năm có thiết kế cơ bản
Chúng tôi nóng lòng muốn thực hiện nhanh thiết kế đô thị cho tuyến đường này. Tuy nhiên, công tác thiết kế đô thị hiện nay còn quá mới mẻ. Trong lúc Chính phủ, Bộ Xây dựng chưa hướng dẫn về công tác này, đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều, đặc biệt đối với trục đường NKKN-NVT không thể đơn giản như xây các bức tường mà làm thế nào đảm bảo mỹ quan đô thị, là cửa ngõ TP và phải đảm bảo an sinh, hợp lòng dân. Đây là tuyến đường không đơn thuần giải bài toán về không gian mà vấn đề là phải giải được bài toán về xã hội. Trước mắt, Sở Qui hoạch - kiến trúc tổ chức điều tra xã hội học, nghiên cứu nguyện vọng xây dựng của từng hộ, bên cạnh đó thiết lập thiết kế qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia nước ngoài để tìm ra phương án tối ưu. Phấn đấu từ nay đến cuối năm 2005, sở cùng các quận huyện sẽ đưa ra được thiết kế cơ bản. _____________________________________________________________________ Ông Nguyễn Trường Lưu, Hội Kiến trúc sư TP.HCM: Quá muộn! Nếu đường NKKN-NVT được xem là cửa ngõ TP cần mở rộng, chỉnh trang thì phải xem trọng công tác thiết kế đô thị. Ngoài thiết kế vỉa hè, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, cây xanh... quan trọng hơn là chỉnh trang nhà cửa trên tuyến đường sau khi giải tỏa. Việc này phải được quan tâm ngay từ khi lập dự án. Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hiện nay là một tuyến kênh đẹp nhưng dọc kênh vẫn còn nhiều đoạn nhà xây dựng lô nhô, thiếu mỹ quan. Hiện nay đường NKKN cũng có một số đoạn tương tự như đoạn gần chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3. Nếu không chỉnh trang những khu vực này mà vẫn cho phép xây dựng thì sẽ phá hỏng cảnh quan tuyến đường. Ở các nước, những khu vực như vậy sẽ được giải tỏa hoàn toàn, đền bù theo giá thị trường và xây dựng thành những chung cư, cao ốc. Nếu ta chưa có tiền làm một lần có thể làm theo cách cuốn chiếu. Tôi vẫn thường đi lại qua tuyến đường này và thấy hiện nay nhiều nhà đã giải tỏa và xây dựng lại. Nếu để đến cuối năm nay, khi đó nhà cửa đã xây dựng xong mới tính đến việc thiết kế đô thị e quá muộn! Nếu có chỉnh trang thì chi phí sẽ tốn kém hơn gấp nhiều lần so với hiện nay. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận