Phóng to |
Không cần thay đổi tất cả các yếu tổ hiển thị trên màn hình ứng với các góc nhìn khác nhau là xuất phát điểm ý tưởng của TV 3D cùa MIT. Các góc nhìn khác nhau sẽ cho hiển thị hình ảnh ứng với góc nhìn đó |
Kỹ thuật tạo màn hình 3D trước đây phụ thuộc khá nhiều vào phần cứng và giải thuật để xử lý hình ảnh. Mỗi khung hình của video 3D cần màn hình nhấp nháy 10 lần, mỗi lần là một mô hình khác nhau, do vậy một màn hình hiển thị 3D hoàn chỉnh cần một tỉ lệ làm tươi lên đến 1.000 Hz/giây.
Không cần thay đổi tất cả các yếu tổ hiển thị trên màn hình ứng với các góc nhìn khác nhau là xuất phát điểm ý tưởng TV 3D không cần kính của MIT. Các góc nhìn khác nhau sẽ cho hiển thị hình ảnh ứng với góc nhìn đó. |
TV 3D của MIT ra đời sẽ giảm thiểu rất nhiều yếu tố phức tạp để cấu thành một màn hình hiển thị 3 chiều như ý bằng cách sử dụng nhiều màn hình tinh thể lỏng - LCD (trước đây máy chơi game cầm tay hiển thị hình ảnh 3D của Nintendo được trang bị 2 màn hình tinh thể lỏng).
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra được một số yếu tố thuận lợi để thực hiện sản phẩm của mình, đó là với mỗi góc nhìn khác nhau thì không nhất thiết phải thay đổi tất cả các yếu tố trên màn hình. Do đó, lượng thông tin được gửi đến màn hình LCD sẽ giảm. Cuối cùng, TV Tensor 3D ra đời với 3 tấm thủy tinh thể, cấu trúc hoạt động giống như một mô hình máy cắt lớp CT hay máy chụp X-quang.
Đây là loại TV 3D đầu tiên phát hình ảnh rõ ràng và tươi sáng như của một TV truyền thống mà không cần đòi hỏi người xem phải đeo kính hỗ trợ. Hơn nữa, người xem sẽ nhìn thấy các phần khác nhau của hình ảnh, tùy thuộc vị trí họ đang quan sát màn hình.
Phóng to |
Ảnh: MIT |
Giống như các máy ảnh có khẩu độ lớn, các màn hình 3D không cần dùng gương đều có độ sâu hạn chế. Do vậy, với các màn hình Tensor đa lớp, độ sâu sẽ được cải thiện đáng kể, độ phân giải cũng cực kỳ tự nhiên và sắc nét.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận