Những máy ảnh bỏ túi "siêu" zoomChọn máy ảnh DSLR truyền thống hay dòng Hybrid?
Phóng to |
Máy ảnh KTS đầu tiên
Chiếc máy ảnh KTS đầu tiên là Kodak Digital Camera (1975) có độ phân giải 100x100 pixel (0,01 megapixel). Hình ảnh của nó tạo ra được ghi vào băng cassette và sau đó được xem trên một thiết bị hiển thị đặc biệt nối với một máy truyền hình.
Sản phẩm thương mại đầu tiên
Mẫu máy ảnh Fujix DS-1P (1989) là sản phẩm máy ảnh KTS thương mại đầu tiên trên thế giới được bán ra. Fujix DS-1P có độ phân giải 0,4 megapixel và là sản phẩm có khả năng ghi các tập tin hình ảnh lên thẻ nhớ dạng rắn. Tuy nhiên sản phẩm chỉ được bán tại Nhật Bản trong một thời gian ngắn. Sau đó là Dycam Model 1 (1990) có độ phân giải 376x240 pixel (0,09 megapixel) cùng 256 cấp độ màu xám là mẫu máy ảnh KTS đầu tiên được bán ra tại Mỹ.
Phóng to |
Fujix DS-1P (1) và Dycam Model 1 (2) |
Kodak và Nikon
Bắt đầu kể từ năm 1991, Kodak và Nikon (Kodak cung cấp cảm biến) cùng phối hợp sản xuất hệ thống máy ảnh KTS với sản phẩm đầu tay có độ phân giải 1.320x1.035 pixel (1,3 megapixel). Đến năm 1992, Kodak và Nikon đã giới thiệu mẫu Kodak DCS200 có độ phân giải1.524x.012 pixel (1,5 megapixel), đây là sản phẩm đầu tiên được tích hợp ổ cứng để lưu trữ hình ảnh với chi phí ban đầu là 20.000 USD.
Máy ảnh màu đầu tiên
Hai máy ảnh kỹ thuật số màu đầu tiên là Apple QuickTake 100 (1994) có độ phân giải 640x480 pixel (0,3 megapixel) và Kodak DC40 (1995) có độ phân giải 756x504 pixel (0,38 megapixel) đều được phát triển bởi Kodak. Nhìn chung chúng đều dựa trên công nghệ cơ bản là như nhau với ảnh màu chụp được ở chất lượng 24-bit.
Phóng to |
Apple QuickTake 100 (1) và Kodak DC40 (2) |
Máy ảnh với màn hình LCD đầu tiên
Đầu tiên là mẫu Casio QV-10 (1995) có độ phân giải 320x240 pixel (0,07 megapixel) được tích hợp. Sau đó đến lượt Kodak DC25 (1996) có độ phân giải 493x373 pixel (0,18 megapixel), ngoài việc tích hợp màn hình hiển thị LCD thì nó còn đi kèm theo khả năng hỗ trợ thẻ nhớ lưu trữ Compact Flash.
Những phát minh mới
Máy ảnh Olympus Deltis VC-1100 (1994) có độ phân giải 768x576 pixel (0,44 megapixel) là sản phẩm được tính hợp một modem để truyền hình ảnh qua đường dây điện thoại. Còn Nikon Coolpix 100 (1996) có độ phân giải 512x480 pixel (0,24 megapixel) có khả năng kết nối với máy tính xách tay thông qua khe cắm để truyền tải hình ảnh. Trong khi đó Ricoh RDC1 (1995) có độ phân giải 768x576 pixel (0,44 megapixel) lại là mẫu máy ảnh KTS đầu tiên có khả năng ghi lại nội dung video.
Phóng to |
Olympus Deltis VC-1100 (1), Nikon Coolpix 100 (2) và Ricoh RDC1 (3) |
Lưu trữ an toàn
Công nghệ lưu trữ hình ảnh từ máy ảnh KTS chỉ thật sự an toàn kể từ năm 1997 với mẫu máy ảnh KTS Sony Mavica FD5 có độ phân giải 640x480 pixel (0,03 megapixel), nó có khả năng lưu trữ vào ổ đĩa mềm kích thước 3,5-inch. Sau đó đến lượt Sony Mavica CD1000 (2000) có độ phân giải 1.600x1.200 pixel (1,92 megapixel) với khả năng ghi hình ảnh vào đĩa CD-R.
Phóng to |
Sony Mavica FD5 (1) và Sony Mavica CD1000 (2) |
Cuối thập niên 90
Những sản phẩm tiêu biểu cuối thập niên 90 là Kodak DC260 (1998) có độ phân giải 1.536x1.024 pixel (1,57 megapixel), Sony Cybershot D700 (1998) có độ phân giải 1.344x1.024 (1,37 megapixel) và Olympus D-620L (1999) có độ phân giải 1.280x1.024 (1,31 megapixel). Chúng được xem là những mô hình máy ảnh KTS phù hợp với người tiêu dùng.
Dành cho trẻ em đầu tiên
Hai máy ảnh Barbie Photo Designer Digital Camera (1998) có độ phân giải 160x120 pixel (0,02 megapixel) và WWF Slam Cam (1999) có độ phân giải 160x120 pixel (0,02 megapixel) là những máy ảnh KTS đồ chơi đầu tiên dành cho trẻ em với khả năng lưu trữ 6 bức ảnh và có giá bán lẻ ở dưới 100 USD.
Máy ảnh DSLR đầu tiên
Nikon D1 (1999) có độ phân giải 2.000x1.312 pixel (2,62 megapixel) và Canon EOS D30 (2000) có độ phân giải 2.160x1.440 pixel (3,11 megapixel) là 2 mô hình máy ảnh số đầu tiên được trang bị ống kính phản xạ rời (SLR).
Phóng to |
Nikon D1 (1) và Canon EOS D30 (2) |
Nhỏ nhưng mạnh mẽ
Mẫu máy ảnh Canon PowerShot S100 Digital ELPH (2000) có độ phân giải 1.600x1.200 pixel (1,92 megapixel) có kích thước nhỏ gọn có thể bỏ túi cung cấp độ phân giải tốt trong khi Casio Exilim EX-S1 (2002) có độ phân giải 1.280x960 pixel (1,22 megapixel) lại có thiết kế nhỏ bé, chỉ nhỏ gần như một thẻ tín dụng.
Full Frame
Contax N Digital (2002) có độ phân giải 3.040x2008 pixel (6,1 megapixel) là mẫy máy ảnh KTS đầu tiên sử dụng cảm biến kích thước CCD hỗ trợ Full Frame ở mức 35mm, và Canon EOS-1Ds (2002) có độ phân giải 4.064x2.704 pixel (10,99 megapixel) là mẫu máy ảnh Full Frame đầu tiên của Canon.
Phóng to |
Contax N Digital (1) và Canon EOS-1Ds (2) |
Những máy ảnh KTS cải tiến
Canon EOS Digital Rebel D300 (2003) có độ phân giải 3.072x2.048 pixel (6,29 megapixel) là mẫu máy ảnh DSLR đầu tiên có giá dưới 1000 USD, Olympus E-1 (2003) có độ phân giải 2.560x1.920 pixel (4,91 megapixel) là mẫu đầu tiên sử dụng hệ thống Four-Thirds SLR. Còn Epson R-D1 (2004) có độ phân giải 3.008x2.000 pixel (6,01 megapixel) lại là mẫu máy ảnh đầu tiên có trang bị hệ thống dò tìm khỏang cách (rangefinder).
DSLR hàng đầu
Nikon D3X (2008) có độ phân giải 6.048x4.032 piexel (24,38 megapixel) hiện đang là mẫu máy ảnh DSLR hàng đầu của Nikon với mục tiêu nhằm thẳng vào các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Hiện DSLR có độ phân giải cao nhất là Canon EOS-1Ds Mark III.
Phóng to |
DSLR Nikon D3X hàng đầu hiện nay của Nikon |
Máy ảnh 3D
Fujifilm FinePix Real 3D W3 (2010) có độ phân giải 3.648x2.736 pixel (9,98 megapixel) là mẫu máy ảnh KTS đầu tiên có thể chụp ảnh 3D (và cả video), còn Sony Cyber-DSC-TX7 (2010) có độ phân giải 3.648x2.736 pixel (9,98 megapixel) là mẫu máy ảnh bỏ túi với đầy đủ các tính năng của một máy PnS kèm khả năng chụp toàn cảnh thông minh.
DSLR cao cấp giá rẻ
Mẫu Pentax 645D (2010) có độ phân giairn 7.264x5.440 pixel (39,51 megapixel) là mẫu máy ảnh DSLR đầu tiên được bái với giá dưới 10.000 USD có khả năng mở ra một thế giới kỳ lạ của dòng máy ảnh cao cấp, nó cho khả năng chụp ảnh ở độ phân giải “siêu cao”.
Phóng to |
Pentax 645D mang đến cho người dùng một máy ảnh DSLR cao cấp giá dưới 10.000 USD |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận