![]() |
Hai cha con đạp xe thể dục buổi sáng - Ảnh: T.T.D |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Có ba giai đoạn mang tính chất quyết định chiều cao của trẻ.
Giai đoạn trong bào thai: suốt chín tháng mang thai, mẹ cố gắng đảm bảo dinh dưỡng tốt nhằm tăng trọng từ 10-12kg để bé đạt chiều cao 50cm lúc sinh (tương đương cân nặng lúc sinh khoảng 3kg).
Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: năm thứ nhất tăng 25cm; hai năm kế tiếp mỗi năm tăng 10cm. Sau 4 tuổi, chiều cao tăng trung bình 5- 6 cm/năm cho đến tuổi dậy thì.
Giai đoạn dậy thì: trẻ gái 10-16 tuổi, trẻ trai 12-18 tuổi là giai đoạn dậy thì.Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, nếu được chăm sóc dinh dưỡng tốt, có 1-2 năm chiều cao tăng vọt 8-12cm mỗi năm. Tuy nhiên không thể biết chính xác đó là năm nào nên phụ huynh cần đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ suốt trong giai đoạn này. Sau tuổi dậy thì, chiều cao trẻ tăng rất chậm. Từ 25-30 tuổi chiều cao ngừng phát triển.
Ăn đủ bữa
Chiều cao của trẻ Phát triển thể chất bình thường có nghĩa là bé đạt cân nặng và chiều cao trung bình theo tuổi như sau:
|
Bạn có thể đoán chiều cao lúc trưởng thành bằng cách lấy chiều cao lúc 2 tuổi x 2. Ví dụ bé A, 2 tuổi, cao 85cm, nếu được đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, chiều cao lúc trưởng thành sẽ là 85cm x 2 = 170cm. Trẻ 10 tuổi sẽ có chiều cao bằng 80% chiều cao lúc trưởng thành. Khi trẻ lớn dần lên thì tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm hẳn lại so với những năm đầu đời.
Do vậy, việc cung ứng đủ năng lượng, dưỡng chất cho trẻ trong giai đoạn tiểu học (6-10 tuổi) là hết sức quan trọng, giúp trẻ tăng trưởng đều đặn về thể chất và các chức năng quan trọng khác (tâm lý, vận động...) nhằm tạo dự trữ tốt để chuẩn bị cho sự tăng vọt ở tuổi dậy thì.
Ở lứa tuổi tiểu học, bé cần được đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng với các nguyên tắc sau. Bé ăn đủ bữa, ngoài ba bữa ăn chính, bé ăn thêm hai bữa phụ. Bữa ăn chính đủ bốn nhóm thực phẩm (giàu chất bột, chất béo, chất đạm và vitamin, chất khoáng, chất xơ trong rau, quả...) nhằm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ. Bữa phụ có thể dùng thức ăn gọn, sẵn có (bánh bông lan, chè, sữa... nên ưu tiên uống sữa). Bữa ăn sáng là bữa chính, không nên bỏ, nếu ăn sáng không đầy đủ sẽ dẫn đến hạ đường huyết trong giờ học và về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Uống sữa mỗi ngày
Đảm bảo nhu cầu canxi giúp xương phát triển vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao. Canxi được cơ thể hấp thụ rất tốt từ sữa (cần 500-600ml mỗi ngày), thực phẩm giàu canxi như sữa, cua, ốc, tôm, tép, cá nhỏ nguyên xương... Ăn nhiều thực phẩm giàu lysin (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành...), giàu chất sắt (có trong gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, rau dền, sữa bổ sung sắt, tăng hấp thu sắt bằng vitamin C có trong rau củ, trái cây...), giàu chất kẽm (hàu, sò, gan heo, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành...), giàu iôt (muối iôt, phômai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo...).
Sử dụng muối iôt trong chế biến thức ăn vì iôt là nguyên liệu tạo nên nội tiết tố tuyến giáp, tác động lên hoạt động của nhiều bộ phận trong cơ thể thúc đẩy sự tăng trưởng. Thiếu iôt sẽ dẫn đến sự trì trệ về phát triển thể chất lẫn tâm thần của trẻ.
Ngoài dinh dưỡng còn có các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao như gen di truyền, vận động thể lực, giấc ngủ. Môi trường sống vệ sinh, an toàn, chích ngừa sẽ hạn chế bệnh tật, giúp trẻ có điều kiện để sức khỏe tăng trưởng tốt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận