Điều này có nghĩa nhiều người cùng xem một màn ảnh, nhưng nội dung xem sẽ được hệ thống phân phối khác nhau đối với người có hoặc không có mang kính.
Phóng to |
Trải nghiệm đồng thời hình ảnh 2D và 3D khác nhau trên cùng một màn hình qua hệ thống 2x3D tại Triển lãm nội dung số (DCE 2013) Nhật Bản - Ảnh: HouseofJapan |
Trong khi hệ thống 3D thụ động (passive) thông thường sử dụng bộ lọc phân cực cho cả hai mắt trái và phải, thì hệ thống 2x3D sử dụng một thuật toán đặc biệt để tái tạo hình ảnh. Những hình ảnh cho mắt trái có thể nhìn thấy bằng mắt thường, và chỉ có các hình ảnh cho mắt phải mới cần được xem thông qua một bộ lọc phân cực.
Giải thích về phần cứng của hệ thống 2x3D, các chuyên gia cho biết đã sử dụng đồng thời hai máy chiếu thông thường, thiết lập gần giống với dạng hiển thị 3D. Nếu chiếu hai hình ảnh, người xem sẽ thấy cả hai hình ảnh. Nếu nhìn chúng qua một bộ lọc phân cực, người xem chỉ thấy một. Bằng thủ thuật sử dụng các màu bổ sung, thuật toán tái tạo hình ảnh và công nghệ giúp sức để cho ra kết quả hiển thị đồng thời hai nội dung trên cùng màn hình.
Điểm yếu của hệ thống là độ tương phản hình ảnh giảm mạnh. Tuy nhiên, khi so với giải pháp màn trập (shutter), chất lượng hình ảnh và độ phân giải không suy giảm. Các chuyên gia Shirai Lab cho biết hiện các máy chiếu tại rạp chiếu phim hỗ trợ 12-bit, nên điểm yếu của hệ thống 2x3D có thể khắc phục, gia tăng độ sâu của màu sắc hay cải thiện chất lượng bằng cách dùng nhiều máy chiếu hơn. Nếu 2x3D được triển khai trong tương lai gần, bạn có thể dẫn con trẻ đi xem hai phim khác nhau nhưng cùng ngồi kế bên nhau trong cùng một rạp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận