30/05/2012 19:55 GMT+7

Luôn luôn kết nối, thường trực cô đơn?

TẤN KHOA (lược dịch từ TED, CNN)
TẤN KHOA (lược dịch từ TED, CNN)

TTO - "Công nghệ đang làm thay đổi cả tính cách của chúng ta". Tuổi Trẻ Online giới thiệu bài nói chuyện chủ đề “Liệu công nghệ có khiến chúng ta cô đơn?” của giáo sư Sherry Turkle, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT)

Bài nói chuyện đã được trình bày tại hội thảo Công nghệ - giải trí - thiết kế (TED) diễn ra tại California, Mỹ, được CNN đăng lại cuối tháng 5-2012.

Công nghệ sưởi ấm trái tim tôiĐời không công nghệ, đời vô nghĩa?Bạn cô đơn: đừng đổ lỗi công nghệ

Hãy nói chuyện với thu ngân

Con người đang quá tập trung vào thiết bị thông minh, mạng xã hội mà quên đi những yếu tố khác của đời thực. Những thiết bị nhỏ xíu nhưng đang có sức mạnh thay đổi tính cách của người sử dụng.

w95kk8Df.jpgPhóng to

Bà Sherry Turkle - nhà tâm lý học kiêm giáo sư MIT - Ảnh: CNN

Cuối năm 2011, tôi tham dự tọa đàm về đề tài giao tiếp và công nghệ do báo Boston Globe tổ chức. Một nữ khán giả hỏi tôi: “Lúc tôi đi mua đồ cho gia đình tại một siêu thị, anh nhân viên thu ngân muốn trò chuyện với tôi, nhưng tôi chỉ muốn dùng điện thoại nhắn tin và xem Facebook. Liệu tôi có quyền làm ngơ anh ấy không?”.

Hai chuyên gia ứng xử của báo Boston Globe trả lời chung một ý: anh nhân viên kia có việc phải làm và cô có quyền riêng tư của mình khi anh ấy đang cung cấp dịch vụ cho cô.

Còn theo tôi, tất cả chúng ta đều biết công việc thu ngân bây giờ hoàn toàn do máy thực hiện. Nhưng cho đến khi bị thay thế bởi một cỗ máy, anh ấy vẫn nên được đối xử như một con người, với tất cả quyền của một con người, bao gồm cả việc giao lưu với nhau.

Công nghệ không giúp chúng ta hiểu nhau hơn

Khi nghiên cứu về công nghệ truyền thông di động trong 15 năm qua, phỏng vấn hàng trăm người trẻ và lớn tuổi, tôi nhận thấy những công cụ nhỏ không chỉ thay đổi hoạt động mà dần dần cả tính cách con người.

Nhiều bạn trẻ hi vọng ứng dụng Siri (tính năng điều khiển bằng giọng nói trên iPhone) sẽ như một người bạn thân với họ trong tương lai.

Một doanh nhân 50 tuổi chia sẻ với tôi về nỗi cô đơn trong công sở. Khi đi làm, ông chẳng nói chuyện với ai vì không muốn làm phiền đồng nghiệp khi “họ quá bận rộn với đống email”. Rồi chính ông nhận ra: “Chính tôi mới là người không muốn bị quấy rầy. Tôi nghĩ tôi muốn giao lưu với người khác nhưng thật ra tôi chỉ thích chơi với cái điện thoại Blackberry của mình”.

Khi tôi hỏi nhiều người: “Một cuộc nói chuyện trực tiếp có gì khó khăn?”. Họ trả lời: “Chúng diễn ra ở thế giới thật và bạn không thể kiểm soát những gì sẽ nói”. Đó chính là mấu chốt vấn đề. Tin nhắn, email, viết lên tường… cho phép chúng ta thể hiện mình như bản thân mong muốn. Chúng ta có thể biên tập, sửa chữa hoặc xóa bỏ.

XvTNe1us.jpgPhóng to

"Chúng ta đang ở thời điểm của sự cám dỗ công nghệ, sẵn sàng biến những cái máy trở thành bạn đồng hành?" - Ảnh minh họa: từ Internet

Chúng ta đang ở thời điểm của sự cám dỗ công nghệ, sẵn sàng biến những cái máy trở thành bạn đồng hành trong khi ít chịu nói chuyện với người khác ở tiệm tạp hóa. Chúng ta muốn “số hóa” cuộc sống hằng ngày, chấp nhận trò chuyện “thân mật” với những robot giúp việc, mặc kệ chúng không thể thật sự hiểu ta đang nói gì, nghĩ gì.

Người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng Stephen Colbert hỏi tôi: “Liệu tích cóp từng mẩu đối thoại nhỏ trên mạng lại có tạo nên một cuộc trò chuyện lớn ngoài đời?". Câu trả lời của tôi là: không! Chúng ta có thể nhắn tin mỗi ngày: “Em nhớ anh”, “Em yêu anh”, nhưng điều đó không thật sự giúp chúng ta hiểu hơn về người khác.

Chúng ta cô đơn nhưng lại sợ sự kết giao. Chúng ta lo ngại, như những người trẻ đang yêu, rằng gặp quá nhiều sẽ làm hỏng lãng mạn. Nhưng bây giờ là lúc để trò chuyện. Tôi không nói phải hoàn toàn vứt bỏ những thiết bị của mình, chỉ là phát triển từng chút một mối quan hệ tự chủ với các thiết bị, với những người xung quanh và với chính chúng ta. Chẳng hạn tạo lập không gian riêng tư ở nhà để trò chuyện, trao đổi với đồng nghiệp ở cơ quan...

Quan trọng nhất là phải thật sự lắng nghe từ người khác, kể cả khi điều đó chẳng vui gì. Khi chúng ta vấp ngã, do dự hay không biết nên ăn nói thế nào là lúc chúng ta tiết lộ bản thân mình với người khác.

Công nghệ không giúp bàn tay chạm bàn tay

Tôi cũng là dân đam mê công nghệ. Với chiếc máy tính, tôi có thể ngồi suốt ngày không rời. Tôi sử dụng Windows 8 từ những giây phút đầu tiên khi nó được đưa ra (bản dùng thử) và trông chờ thời gian đếm ngược từng giây trên màn hình để chờ đến giờ tải về.

Cuộc sống hiện tại của tôi khá bận nên tôi không có thời gian để gặp bạn bè trực tiếp được. Thế giới ảo là cách tôi quan tâm đến họ, nhắc tôi không quên sinh nhật, ngày kỷ niệm... của bạn bè. Tôi nhận thấy được họ hạnh phúc khi tôi quan tâm, dẫu chỉ là ảo.

Công nghệ hiện đại cốt để mang con người đến gần nhau hơn, truyền tải nhiều thông tin hơn và chúng ta nâng được hiệu suất làm việc của mình. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng công nghệ như một công cụ và xem nó là một công cụ, bởi nó không thể thay thế ta trong việc nắm lấy đôi bàn tay của người bạn thân, ôm chặt người ta thương...

Công nghệ không làm ta cô đơn mà ta cô đơn vì ta phụ thuộc công nghệ. Nhưng phụ thuộc hay không là do bản thân ta chứ không phải công nghệ quyết định.

Công nghệ có bao giờ khiến bạn cảm thấy cô đơn không? Thời gian "chia tay" công nghệ dài nhất của bạn là bao lâu? Bạn cảm thấy sống ý nghĩa hơn hay "bứt rứt không yên"? Chúng ta nên dành cuộc đời mình cho công nghệ như thế nào là hợp lý?

Mời bạn chia sẻ trong phần Ý kiến bạn đọc dưới đây hoặc gửi về email tinhyeuloisong@tuoitre.net.vn (vui lòng gõ có dấu tiếng Việt).

TẤN KHOA (lược dịch từ TED, CNN)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên