Vụ luật sư khiếm thị: Trung Quốc yêu cầu Mỹ xin lỗi
Phóng to |
Theo BBC, vị luật sư sinh năm 1971 này cho biết ông lo sợ cho sự an toàn của gia đình, muốn gặp trực tiếp Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và hi vọng sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ từ bà hơn.
Hiện Trần Quang Thành đang ở bệnh viện tại Bắc Kinh và cảnh sát canh gác nghiêm ngặt. Phóng viên BBC cho biết luật sư và các nhà ngoại giao Mỹ cũng không được tiếp cận.
Trần Quang Thành vừa có một tuần trong Đại sứ quán Mỹ, nhưng đã rời khỏi đây khi bà Hillary Clinton đến Trung Quốc hôm 2-5, sau khi nhận được sự đảm bảo của nhà chức trách Trung Quốc là ông sẽ được an toàn.
Tuy nhiên, BBC cho biết chỉ sau khi rời khỏi đại sứ quán thì ông Trần Quang Thành mới nhận ra hết các mối đe dọa với thành viên gia đình ông.
Trong cuộc điện thoại được phát trực tiếp tới phiên điều trần Quốc hội Mỹ, ông Thành nói: “Tôi muốn tới Mỹ nghỉ ngơi. Tôi đã không nghỉ ngơi 10 năm nay. Điều tôi lo lắng nhất hiện nay là an toàn cho mẹ và anh em mình. Tôi thật sự muốn biết điều gì đã xảy ra với họ”. Theo ông Trần, những hàng xóm giúp đỡ ông đều bị trừng phạt.
Nghị sĩ Chris Smith, người đang điều hành phiên họp, cho biết những người bạn của ông Trần ở Mỹ đang bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về tình hình của ông. “Chúng tôi đều đang cầu nguyện cho ông và sẽ tiếp tục nỗ lực hỗ trợ”.
Theo lời ông Trần, vợ ông cho biết khu vực nơi họ ở tại tỉnh Sơn Đông đã bị lắp đặt thêm bảy máy theo dõi hình ảnh CCTV trong vườn, có người ăn ở ngay trong nhà và dự kiến người ta còn lắp hàng rào dây thép gai quanh nhà ông.
Ứng viên tổng thống thuộc phe Cộng hòa Mitt Romney cho rằng nếu thông tin các quan chức Mỹ đã thuyết phục ông Trần rời đại sứ quán là đúng thì “đó là ngày đen tối của tự do và là ngày xấu hổ cho chính quyền Obama”.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho biết Tổng thống Barack Obama “không quan ngại về khía cạnh chính trị trong vấn đề này. Ông ấy tập trung vào việc tăng cường lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc. Ông ấy đã và sẽ tiếp tục đặt ưu tiên trong mối quan hệ, hoặc một phần mối quan hệ là cuộc đối thoại thẳng thắn (giữa hai bên) về vấn đề nhân quyền”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận