15/11/2005 16:20 GMT+7

Luật điện ảnh, không thể cứng nhắc mà cấm

Theo Tiền Phong - VietNamNet
Theo Tiền Phong - VietNamNet

Khi thảo luận về dự án Luật Điện ảnh hôm qua, 14-11, nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu ý kiến về việc Hội đồng duyệt phim được quy định trong dự thảo. Việc duyệt phim nên thực hiện thế nào để đảm bảo tính hấp dẫn nhưng không trái thuần phong mỹ tục.

kogh1zcn.jpgPhóng to

Đại biểu thắc mắc: Cảnh phim thế nào được coi là kích động bảo lực, dâm ô, đồi truỵ...? Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin Phạm Quang Nghị phân trần: Không thể quy định cụ thể hoá được!

Khi thảo luận về dự án Luật Điện ảnh hôm qua, 14-11, nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu ý kiến về việc Hội đồng duyệt phim được quy định trong dự thảo. Việc duyệt phim nên thực hiện thế nào để đảm bảo tính hấp dẫn nhưng không trái thuần phong mỹ tục.

Xóa bao cấp điện ảnh: chuyện phải đếnVai trò của Nhà nước và sự tụt hậu của điện ảnh VN

Bên lề phiên họp, Bộ trưởng Bộ VH-TT Phạm Quang Nghị đã trao đổi với báo giới về vấn đề này.

Ông nói: Trong Luật Điện ảnh lần này, quyền tự chủ của các cơ sở điện ảnh đã được mở một cách hết sức. Nhà nước chỉ tham gia ở hai khâu: cấp phép cho cơ sở điện ảnh ra đời và quyết định công bố tác phẩm điện ảnh trước công chúng mà thôi.

Còn toàn bộ những công việc còn lại từ khâu viết kịch bản cho đến khi bộ phim hoàn thành thì quyền chủ động của các nhà sản xuất được tôn trọng tuyệt đối.

Bộ trưởng Phạm Quang Nghị cho biết: Trong luật đã quy định rõ về bốn điều cấm. Đó là những điều cấm chung nhất, quan trọng nhất mà tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều phải tuân thủ. Trong khi chưa quy định được một cách chi tiết, cụ thể hơn thì cũng nên đưa ra bốn điều cấm.

Đó là định hướng lớn để ít nhất những người tham gia vào hoạt động điện ảnh biết rõ cái gì không được làm. Nếu bỏ những điều này đi thì sự khó khăn, lúng túng cho những người làm điện ảnh sẽ tăng lên vì họ sẽ không biết cần phải tránh những cái gì.

Đi vào từng vấn đề cụ thể, ví dụ như việc cấm kích động bạo lực nhưng khái niệm bạo lực đến đâu thì phải cấm là rất khó. Cách đây khoảng 10 năm những cảnh đánh đấm hộc máu mồm, đâm gươm xuyên từ đằng trước ra đằng sau... trong phim thì đã là rất rùng rợn và bị cắt rồi. Nhưng những loại phim như thế quá nhiều, nó cứ vào từ từ mỗi lúc một ít và đến bây giờ mọi người thấy những cảnh đó chấp nhận được.

Tương tự như vậy thế nào là khiêu dâm, thế nào là những cảnh làm tình quá giới hạn nếu quy định cụ thể cũng rất khó. Cách đây chừng 10 năm, tôi có đọc bài báo về những nụ hôn trên phim ảnh VN thì thấy 20 năm trước đây, điện ảnh VN không có hôn môi.

Khi muốn diễn tả trạng thái tình cảm hôn môi, người ta phải dùng những hình ảnh gián tiếp của không gian, thời gian và những biểu tượng khác. Nhưng điện ảnh thế giới lại có hôn môi. Nhiều người lại bảo điện ảnh thế giới có hôn môi mà mình cho chiếu VN mình lại cấm diễn viên hôn môi và bây giờ đã cho diễn viên VN hôn môi.

Cũng tương tự thế hở hang thế nào là vừa, thế giới người ta quy định những cảnh làm tình không được quay cận cảnh, chỉ được quay mờ mờ, tỏ tỏ thì được; nhưng như thế nào hay được thể hiện trên phim bao nhiêu giây là vừa hoặc được hở ngực nhưng mấy phần là được... tất cả những cái đó có một số nước quy định cụ thể.

Nếu chúng ta áp dụng những cái đó thì chúng ta là một nước phương Đông, đã thấy có khi không hợp rồi.... Vì vậy phải đưa ra những điều cấm mang tính nguyên tắc chung. Dưới những điều cấm này chúng ta còn có hội đồng duyệt phim, gồm những chuyên gia có năng lực thẩm định, có kinh nghiệm, có uy tín.

Về một đoạn phim, có 10 người trong hội đồng mà có 8 người bảo không nên có cảnh đó thì rõ ràng sự thẩm định ấy của họ là phù hợp với nhu cầu của công chúng. Nhưng nếu 8 hay 9 người trong hội đồng đồng ý thì cảnh đó dù là hôn, dù là làm tình thì chúng ta cũng không thể cứng nhắc mà cấm được vì đa số hội đồng thấy mức độ như thế là được.

Điều 11. Những nội dung bị cấm trong hoạt điện ảnh:

1. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bảo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi truỵ, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;

3. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;

4. Xuyên tác sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Theo Tiền Phong - VietNamNet
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên