22/02/2022 16:03 GMT+7

Lùa trâu xuống vùng thấp, cho uống thảo quả tránh rét

CHÍ TUỆ - NAM TRẦN
CHÍ TUỆ - NAM TRẦN

TTO - Nhiệt độ tại thị xã Sa Pa nhiều nơi xuống chỉ còn 0 - 3 độ C, thời tiết mưa, rét buốt. Người dân đã chủ động đưa đàn gia súc xuống vùng thấp để chăn thả, tránh rét.

Lùa trâu xuống vùng thấp, cho uống thảo quả tránh rét - Ảnh 1.

Nhiều hộ dân ở Sa Pa, Trung Chải đã mang trâu bò, gà xuống khu vực thấp Cốc San để tránh thời tiết băng giá, rét đậm rét hại

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) những ngày qua, nhiệt độ nhiều nơi xuống từ 0 - 3 độ C, trời mưa, rét buốt. Nhiều hộ dân ở thị xã Sa Pa mang trâu đi tránh trú ở vùng thấp Cốc San (ven thành phố Lào Cai) để chăn thả và tránh rét.

Tại đây, người dân dùng cây gỗ hoặc tre làm cột, dựng lán trại lợp bằng bạt để trâu tránh gió và mưa rét. Bà con cũng mang theo lương thực và đồ dùng như nồi niêu và thực phẩm khô để có thể trụ lại dài ngày cho qua đợt rét khắc nghiệt nhất từ đầu đông.

"Chúng tôi lùa trâu xuống vùng thấp để tránh rét, trời nắng ấm thì chúng tôi thả ra đồi, còn trời mưa rét thì chúng tôi nhốt ở lán trại rồi đi cắt cỏ về cho trâu ăn" - anh Má A Chu (ở phường Hàm Rồng chia sẻ.

Ông Vương Trinh Quốc - chủ tịch UBND thị xã Sa Pa - cho biết trước khi bước vào mùa đông năm nay, thị xã đã có văn bản chỉ đạo các xã, phường tuyên truyền người dân sửa sang chuồng trại, quây bạt xung quanh chuồng, dự trữ thức ăn.

Người dân ở Sa Pa cũng có kinh nghiệm trong việc chống rét cho trâu bò. Khi dự báo rét sâu, người dân ở xã, phường vùng lạnh như Trung Chải, Tả Phìn, Hàm Rồng, Sa Pả,... sẽ lùa trâu bò xuống vùng ấm ở xã Cốc San (thành phố Lào Cai) để chăn thả và tránh rét.

"Những ngày rét chúng tôi khuyến cáo người dân không thả rông, cho trâu đi ăn trước 9h sáng và lùa về trước 16h chiều. Qua kiểm tra thực tế hôm nay tại xã Mường Hoa, bà con thực hiện khá tốt, người dân quây kín chuồng trại, cho ăn trong chuồng, một số người còn cho gia súc uống nước muối, thậm chí nước thảo quả để tăng cường sức đề kháng" - ông Quốc chia sẻ.

Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết qua thống kê đến ngày 21-2, trên địa bàn có 35 con trâu, bò chết rét, chủ yếu nghé và trâu già. Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh Lào Cai, đợt rét này toàn tỉnh đã ghi nhận 47 con gia súc chết rét.

Lùa trâu xuống vùng thấp, cho uống thảo quả tránh rét - Ảnh 2.

Ông Má A Cua đưa 7 con trâu xuống đây tránh rét từ tháng 11-2021, do thời tiết liên tục rét sâu nên đến giờ vẫn chưa thể lùa về

Lùa trâu xuống vùng thấp, cho uống thảo quả tránh rét - Ảnh 3.

Mỗi con trâu trưởng thành có giá hơn 30 triệu đồng/con, nghé thì khoảng 15-20 triệu đồng/con tùy tháng tuổi

Lùa trâu xuống vùng thấp, cho uống thảo quả tránh rét - Ảnh 4.

Gia đình ông Má A Trư, 60 tuổi, ở Sa Pa có 3 con trâu nhưng gần như ngày nào cũng phải đi cắt cỏ cách đó khoảng 5km

Lùa trâu xuống vùng thấp, cho uống thảo quả tránh rét - Ảnh 5.

Người ướt lạnh, ông Trư chạy ngay vào bếp lửa trong lán ngay cạnh đó để hơ ấm người

Lùa trâu xuống vùng thấp, cho uống thảo quả tránh rét - Ảnh 6.

Nhà anh Má A Chu (Hàm Rồng, Sa Pa) có 2 con trâu, 1 nghé, anh dựng lán ở ngay cạnh lán trâu để đốt lửa sưởi ấm luôn cho trâu

Lùa trâu xuống vùng thấp, cho uống thảo quả tránh rét - Ảnh 7.
Lùa trâu xuống vùng thấp, cho uống thảo quả tránh rét - Ảnh 8.

Trâu xuống khu vực Cốc San ngoài việc đảm bảo việc ấm hơn thì lượng thức ăn cũng nhiều hơn

Rét hại còn kéo dài, gần 400 con trâu, bò, bê... chết cóng Rét hại còn kéo dài, gần 400 con trâu, bò, bê... chết cóng

TTO - Do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại nhất từ đầu đông, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã ghi nhận gần 400 gia súc chết cóng.

CHÍ TUỆ - NAM TRẦN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên