![]() |
* Việc ra đi của thủ tướng Fukuda tuy bất ngờ nhưng đã được tiên báo. Thưa GS, vì sao các nhà bình luận chính trị Nhật vẫn gọi đó là bước đi “vô trách nhiệm”?
- GS.TS Bùi Chí Trung: Đúng là một số học giả chính trị Nhật coi việc ông Yasuo Fukuda từ chức là đương nhiên. Ông gặp không ít khó khăn vì nhiều dự luật hạ viện (do liên minh LDP cầm quyền) không được thượng viện (do Đảng Dân chủ - DPJ đối lập chiếm đa số) thông qua. Trong nội bộ liên minh, ông bị áp lực của Đảng Komeito - một đảng nhỏ liên minh với LDP - đòi giảm thuế sớm cho dân để có thể kịp gây ảnh hưởng lên kỳ bầu cử hạ viện tới. Ông Fukuda giống như ông Abe trước đó đã bỏ cuộc nửa chừng khi phải cáng đáng quá nặng.Tuy nhiên, ông bị cáo buộc là vô trách nhiệm trước nhân dân, vì nếu đúng là muốn từ chức thì nên làm trước khi thay đổi nội các hơn một tháng trước. Vì thế, sự từ chức này sớm hơn dự định, sẽ không được nhân dân ủng hộ và nội các mới cũng chắc không sống qua năm nay.
* Bài toán của LDP ra sao khi ông Fukuda ra đi?
![]() |
Người dân Nhật theo dõi bản tin chi tiết về việc thủ tướng Yasuo Fukuda từ chức -Ảnh: AFP |
* Diễn tiến tình hình Nhật đến ngày hôm nay ra sao, có ngôi sao chính trị nào trong LDP sáng hơn tổng thư ký Taro Aso hiện nay không?
- Ngày 10-9, LDP sẽ công bố danh sách ứng viên chủ tịch Đảng LDP, ngày 22-9 sẽ bầu chủ tịch đảng, người đương nhiên sẽ được các hạ nghị sĩ LDP chọn vào ghế tân thủ tướng. Cựu ngoại trưởng Taro Aso được coi là nhân vật chính trong cuộc chạy đua vì chỉ còn mình ông được xem là có uy tín trong đảng để kế nhiệm ông Fukuda.
Một nhóm khác do cựu tổng thư ký LDP Hidenao Nakagawa đứng đầu để đối phó với thế lực của ông Aso, quy tụ những nhân vật chủ trương cải cách, trong đó có bà Yuriko Koike (nguyên bộ trưởng Bộ Quốc phòng), Nobuaki Ishihara (nguyên chủ tịch Hội đồng chính sách LDP). Các tin tôi mới nhận được cho biết nhiều khả năng ông Nakagawa sẽ ủng hộ bà Yuriko Koike ra tranh cử chủ tịch LDP. Cùng thời điểm này, nhóm nghị viên trẻ “Đề án phục sinh Nhật Bản” đã họp và quyết định cần phải đề cử nhiều ứng viên chủ tịch LDP thay vì chỉ để một người.
Đây cũng là một trong các phương thức làm dân Nhật quan tâm đến LDP nhiều hơn để giành sự ủng hộ cho cuộc tổng tuyển cử sẽ phải diễn ra.
* Ông gần như khẳng định khả năng giải tán hạ viện và bầu cử lại...
- Vâng, tôi nói sẽ phải diễn ra vì đã có đến hai đời thủ tướng chưa qua bầu cử hạ viện. Ở Nhật, thủ tướng do các hạ nghị sĩ bầu chọn, trong khi thủ tướng có quyền giải tán hạ viện để bầu cử lại. Mỗi nhiệm kỳ hạ viện thường là bốn năm nhưng chính trường Nhật vốn sóng gió, ít khi nào hạ viện “thọ” tới tuổi lên bốn! Với người Nhật, 12 tháng cầm quyền của ông Shinzo Abe và 11 tháng tiếp đó của ông Yasuo Fukuda không qua tổng tuyển cử là quá lâu. LDP đang bị mất lòng dân nên cần tái khẳng định sự ủng hộ của dân chúng. Muốn thế phải qua tổng tuyển cử.
* Vậy LDP sẽ chọn thời điểm tổng tuyển cử khi nào?
- Theo tôi có ba phương án. 1- Hạ viện sẽ được tân thủ tướng tuyên bố giải tán ngay trong ngày đọc diễn văn nhậm chức (có thể vào ngày 24 hoặc 25-9). 2 - Hạ viện sẽ được tuyên bố giải tán cuối tháng chín, khi quốc hội thông qua xong ngân sách bổ sung nội dung chính là chính sách giảm thuế để lấy lòng dân. Hơn nữa, người dân Nhật có truyền thống thiện cảm với tân thủ tướng và sự ủng hộ này sẽ tạo đà cho LDP. 3 - LDP sẽ đợi qua Tết dương lịch, khi kinh tế phần nào hồi phục, nhờ đó sẽ giành được sự ủng hộ của dân Nhật.Theo tôi, nếu ông Taro Aso trở thành thủ tướng thì nhiều khả năng xảy ra phương án 2 và 3 hơn. Do tính cách rất bảo thủ, ông Aso sẽ cần thời gian củng cố chắc chắn thắng lợi kinh tế cho LDP trước tổng tuyển cử.
* Xin cảm ơn GS.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận