Nên cấm “vận động” trước khi lấy phiếu tín nhiệm
Phóng to |
Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi phát biểu ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ tư khóa XIII - Ảnh: Việt Dũng |
Theo lãnh đạo Ban công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ hằng năm, đồng thời để đảm bảo thời gian cần thiết cho việc thể hiện năng lực lãnh đạo, quản lý của người giữ chức vụ, đánh giá một cách toàn diện kết quả công tác, trong mỗi nhiệm kỳ việc lấy phiếu tín nhiệm bắt đầu kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ. Riêng đối với nhiệm kỳ 2011-2016, việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiến hành tại kỳ họp đầu năm 2013.
Quá trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đảm bảo dân chủ, khách quan, tạo điều kiện để người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm có cơ hội, điều kiện giải trình, nhất là đối với việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm với các bước: người được lấy phiếu tín nhiệm có báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong năm trước đó. Báo cáo của người lấy phiếu tín nhiệm cùng báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Trung ương MTTQ (nếu có) được gửi đến đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND sớm để nghiên cứu.
Việc trao đổi giữa đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cũng được quy định rõ.
Về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống tham nhũng, ông Đỗ Gia Thư (vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ) cho biết một trong những điểm mới là sửa đổi, bổ sung quy định về công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm công khai các nội dung gồm: vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, vốn và tài sản của doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh; báo cáo tài chính; báo cáo kiểm toán; việc lập và sử dụng quỹ; việc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; họ tên, nhiệm vụ, lương và các khoản thu nhập khác của người trong hội đồng thành viên, HĐQT, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc...
Các nghị quyết, luật, pháp lệnh khác được công bố bao gồm: Luật xuất bản; Luật hợp tác xã; Luật điện lực; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Luật dự trữ quốc gia; Luật thủ đô; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại; nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận