Phóng to |
Thiết bị kiểm tra hệ thống thoát nước đang nằm chờ thủ tục |
Và do vậy có không ít thiết bị mới phải trùm mền một cách oan uổng, lãng phí.
Dự án lắp đặt tuyến ống cấp nước tăng áp cho khu vực quận 4 có một đoạn băng qua rạch Bến Nghé dài 126m. Đơn vị thi công đã đề xuất với chủ đầu tư là Công ty Cấp nước TP cho xin thí điểm đào đoạn băng qua kênh bằng robot.
Dự án triển khai cuối năm 2000 và hoàn thành vào năm 2001, vốn đầu tư 1,7 tỉ đồng. Đến nay đã ba năm, dự án vẫn chưa quyết toán được do tuyến ống đào qua rạch Bến Nghé sử dụng phương pháp đào kênh theo công nghệ mới. Loại công nghệ này Bộ Xây dựng chưa qui định định mức, đơn giá.
Công ty Cấp nước cho biết đào kênh bằng công nghệ robot là dùng phương pháp đào kín (đào ngầm) có nhiều ưu điểm so với kỹ thuật đào hở áp dụng phổ biến hiện nay, nhất là không làm ảnh hưởng lưu thông. Ngoài ra, thời gian đào bằng robot chỉ mất ba ngày so với đào hở là 20 ngày, giá thành thấp hơn…
Rất nhiều dự án lắp đặt mạng lưới đường ống cấp nước đang triển khai cần đến công nghệ này nhưng do chưa có đơn giá nên không thể thực hiện được. Qua kiến nghị của Công ty Cấp nước, UBND TP đã chỉ đạo Sở Xây dựng xác lập định mức, đơn giá để trình Bộ Xây dựng thông qua, làm cơ sở cho các dự án sau này. Đến nay mọi việc vẫn còn đang chờ.
Giám đốc một công ty tư vấn xây dựng bức xúc: thực trạng khá phổ biến hiện nay không chỉ ở TP.HCM mà còn xảy ra ở nhiều địa phương khác là dự án áp dụng công nghệ mới thường bị vướng cơ chế, thủ tục. Do đó việc áp dụng khoa học - kỹ thuật trong thi công cũng ảnh hưởng theo. Trong khi đó, đối với các công ty tư nhân ít bị ràng buộc bởi thủ tục nên họ chủ động hơn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật. Nhiều dự án do chờ thủ tục, cơ chế nên một thời gian sau thiết bị đã lạc hậu, trở thành đi sau. |
Một cán bộ công ty cho biết chiều dài, độ sâu những vết nứt từ đường ống sẽ hiện lên màn hình tivi qua camera của xe robot luồn vào trong lòng cống. Và công nhân chỉ cần ngồi trên xe bên ngoài để quan sát, phân tích. Thiết bị này còn có ưu điểm là có thể xoay 360O, đi vào những tuyến cống phi 1.000 trở xuống mà công nhân không thể chui vào được.
Nhưng theo một phó giám đốc Công ty Thoát nước đô thị, do thiết bị lần đầu có ở TP.HCM, định mức, đơn giá chưa có nên công ty chưa biết sử dụng ra sao. Các công ty dịch vụ công ích quận huyện có nhu cầu thuê thiết bị này sử dụng cũng đành phải chờ. Sáu tháng qua, thiết bị trị giá gần 2,5 tỉ đồng vẫn nằm im trong khuôn viên Công ty Thoát nước đô thị. Gần đây công ty đã đề xuất định mức, đơn giá lên Sở GTCC và UBND TP sẽ trình lên Bộ Xây dựng hướng dẫn. Dự kiến sớm nhất là cuối năm nay thiết bị này mới có thể đem ra chào hàng.
Trước thực trạng tuyến cống vòm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1 (đoạn từ Nguyễn Du đến Lý Tự Trọng, dài 157m) được xây dựng từ năm 1865 xuống cấp, bị sụp đáy, xói mòn, ngày 9-5-2002 UBND TP đã đồng ý duyệt kinh phí 193 triệu đồng để sửa chữa đoạn cống vòm trên.
Đơn vị tư vấn dự án là Công ty Công trình GTCC đề xuất áp dụng phương án kỹ thuật mới là phun lớp bêtông dày khoảng 5cm lên lớp mặt bên trong cống để khắc phục tình trạng hư hỏng. Dự án đã quá hai năm vẫn chưa triển khai được. Theo Sở GTCC, lý do ngưng trệ là trong hai năm qua chưa tìm được đơn vị thi công kỹ thuật này, đồng thời cũng còn không ít ý kiến không đồng tình với phương pháp phun bêtông.
Thật ra, một cán bộ am hiểu lĩnh vực này cho biết kỹ thuật thi công bằng cách phun bêtông không mới, đã áp dụng từ năm 1991 khi nâng cấp cầu Chữ Y. Đơn vị thực hiện công trình này là một công ty nước ngoài. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều công ty trong nước cũng đã thi công bằng kỹ thuật này nhưng không hiểu vì sao Sở GTCC lại không tìm ra đơn vị thi công?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận