Phóng to |
Một hộ gia đình sản xuất hàng mây tre lá trong làng nghề ở Củ Chi. Ảnh -Khánh Ngọc |
Tại khu du lịch Văn Thánh có bốn làng: Gốm Việt, Kim Mộc Thạch, Trăng Thu, điêu khắc đá Nguyễn Hồng. Chủ nhân của các làng nghề này cho biết, du khách đến tham quan rất thích thú, vì họ được tìm hiểu, chứng kiến đôi bàn tay vàng từ những nghệ nhân thật tài hoa, đặc biệt họ được tham gia sản xuất tại chỗ, đáp ứng tâm lý được thử của người đi du lịch.
Tại trung tâm thành phố, một số cơ sở nghề truyền thống cũng đã bắt đầu chú ý đến việc thu hút khách du lịch đến xem, mua sản phẩm. Như cơ sở tranh thêu tay Cẩm Tú, nhờ ưu thế có mặt bằng rộng, đã mở một showroom trưng bày tác phẩm tranh thêu tay nghệ thuật ở bên dưới; còn trên lầu là nơi thợ thêu làm việc. Khách đến đây thưởng lãm tranh, còn được tận mắt xem các nghệ nhân phả hồn mình vào từng nét chỉ đầy sống động. Bà Nguyễn Thu Hà, chủ cơ sở cho biết, đã liên kết với một số công ty du lịch đưa khách đến tham quan, mua tranh, họ rất thích thú và khâm phục người thợ, người phụ nữ Việt Nam.
Phóng to |
Ảnh: Khánh Ngọc |
Cho đến nay, TP.HCM vẫn còn lưu giữ được nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời như: nghề đúc lư đồng thờ ở Gò Vấp, thêu tranh ở một số quận trung tâm, làm hàng mã của người Hoa Chợ Lớn, xe nhang - làm tượng Phật ở Bình Chánh; đan mây, tre, lá ở Thái Mỹ; tráng bánh ở Phú Hoà Ðông (Củ Chi); làm sơn mài Thủ Ðức…Mỗi làng nghề đều có giá trị văn hoá và sức hấp dẫn riêng. Tỷ như đến với nghề xe nhang ở Bình Chánh, du khách biết được từng công đoạn làm thành những cây nhang. Hay đến nghề làm sơn mài Thủ Ðức, ngoài việc chứng kiến những nghệ nhân đục, chạm, mài... du khách còn được xem nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận