24/04/2008 08:00 GMT+7

Làm rõ vụ chạy chức ở Cà Mau

N.V.Hải
N.V.Hải

TT - Ngày 23-4, bên lề phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn đã trả lời báo chí về vụ bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình nộp lại 100 triệu đồng tiền cấp dưới "chạy chức".

4vzskW3q.jpgPhóng to
Bộ trưởng Trần Văn Tuấn trả lời báo chí - Ảnh: M.Miên
TT - Ngày 23-4, bên lề phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn đã trả lời báo chí về vụ bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình nộp lại 100 triệu đồng tiền cấp dưới "chạy chức".
Nghe đọc nội dung toàn bài:

* Ông nhận định ra sao về việc ông bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình gửi lại khoảng 100 triệu đồng tiền gọi là chạy chức?

- Với trách nhiệm của Bộ Nội vụ, chúng tôi sẽ cử cán bộ làm rõ việc này và sẽ thông báo sau.

* Ông Bình không cung cấp danh tánh cho các cơ quan liên quan của tỉnh, dư luận có thể đặt câu hỏi vì sao?

- Tôi nghĩ có thể báo chí chưa có điều kiện tiếp cận với ông bí thư Tỉnh ủy nên có thể thông tin chưa đầy đủ, còn với trách nhiệm của bí thư Tỉnh ủy, ông ấy sẽ làm rõ việc đó.

* Ông Bình là người lãnh đạo cao nhất tại Cà Mau thì phải làm rõ ai là người đã đến "chạy", vì sao không lập biên bản hay vì sao không báo cáo?

Trả lời Tuổi Trẻ qua điện thoại ngày 23-4, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Phạm Thị Hải Chuyền cho hay hiện Ủy ban Kiểm tra trung ương chưa cử nhóm công tác nào vào Cà Mau liên quan tới vụ 100 triệu đồng chạy chức nói trên. Tuy nhiên, "chúng tôi cũng đã chỉ đạo cán bộ theo dõi địa phương ở phía Nam tìm hiểu về sự việc - bà Hải Chuyền nói - Sau khi được báo cáo, Ủy ban Kiểm tra sẽ cân nhắc việc có cử cán bộ vào Cà Mau xác minh hay không".

- Tôi có trách nhiệm làm việc lại để nghe ông ấy báo cáo cụ thể. Tôi chắc rằng ông ấy có quan điểm của mình về cách giải quyết ấy. Tôi cũng chưa biết ông Bình đã thực hiện như thế nào nên tôi cũng chưa có đủ điều kiện để nói đúng hay không đúng. Trong quá trình chúng tôi xem xét, những việc cụ thể ấy sẽ được báo cáo lại.

* Sau khi thẩm tra, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo vụ việc với cơ quan nào và hướng xử lý ra sao?

- Tôi sẽ có ý kiến với Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng.

* Bộ Nội vụ có xem lại việc bổ nhiệm cán bộ ở tỉnh Cà Mau không? Vì qua vụ việc, dư luận lo ngại rằng cán bộ có vấn đề về phẩm chất có thể vẫn được bổ nhiệm?

- Bộ Nội vụ sẽ xem xét lại chuyện bổ nhiệm cán bộ ở tỉnh Cà Mau. Khi làm, bộ làm theo chức năng nhiệm vụ của mình, những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nghị định 13, 14 về tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện thì sẽ xem xét. Đi liền với thông tin về một việc thì ta sẽ nghe chung, xem xét cả việc bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm.

* Tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi, ông hứa là nếu có bằng chứng về chạy chức, chạy quyền thì ông sẽ xử lý nghiêm. Vậy từ đó đến nay có ai báo cáo lên ông trường hợp nào chưa và xử lý như thế nào?

- Đại biểu tỉnh Thanh Hóa Lê Văn Cuông có chuyển cho chúng tôi hai đơn của các cấp ở Gia Lai và Thanh Hóa. Chúng tôi đã bám sát việc đó và gửi cho cấp có thẩm quyền báo cáo. Hiện nay Gia Lai có báo cáo rồi, còn một địa phương của Thanh Hóa báo cáo chưa đủ. Chúng tôi đã cử chánh thanh tra Bộ Nội vụ vào làm việc tiếp và tới đây tôi theo dõi kỹ hơn để báo cáo với đại biểu Lê Văn Cuông và công luận biết được những việc tiến hành.

Còn theo quan điểm của tôi thì như tôi đã nói ở Quốc hội, những việc gì mà tôi đã nói, việc gì chúng tôi biết thì chúng tôi sẽ cùng với cấp có thẩm quyền làm rõ. Với trách nhiệm của Bộ Nội vụ, chúng tôi cũng sẽ đề nghị làm đúng theo pháp luật.

----------

* Ông Dương Việt Thắng (trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau):

Ông Bình không trực tiếp nhận

5ATZj0Yd.jpgPhóng to
Dương Việt Thắng
Trong cuộc họp ngày 8 và 9-4, tôi và các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau có trực tiếp nhìn thấy tài xế của đồng chí bí thư Tỉnh ủy mang tiền vào giao nộp. Tiền được gói trong giấy báo, nhưng không mở ra cho mọi người xem. Hôm đó tuy có vắng một số người nhưng có hơn 50% đồng chí trong Ban thường vụ tham dự cuộc họp đều nhìn thấy gói tiền ấy.

* Ông Bình nói trong gói ấy có bao nhiêu tiền, thưa ông?

- 100 triệu đồng, do người nhà nhận chứ ông Bình không trực tiếp nhận.

* Có ai đề nghị ông Bình nói ra người đưa tiền không?

- Có, nhưng đồng chí bí thư không nói.

* Ông Lê ThanhToàn (nguyên trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau):

Không nói, sẽ tạo hoài nghi

nYtRiZEN.jpgPhóng to
Đồng chí bí thư không chỉ ra người nào mang tiền đến đưa cho người nhà đồng chí ấy để chạy chức thì nhiều người sẽ cho rằng trong những cán bộ vừa được bố trí vào vị trí lãnh đạo các cơ quan ban ngành vừa qua còn có những cán bộ chứa "ung nhọt", sẽ gây nên hậu quả không tốt cho đảng bộ tỉnh nhà. Nếu càng không nói sẽ tiếp tục tạo nên sự hoài nghi đối với việc bố trí cán bộ và sẽ dẫn đến mất đoàn kết nội bộ.

Hiện dư luận cho rằng vẫn còn nhiều khuất tất đối với đồng chí bí thư Tỉnh ủy, cần được cơ quan cấp trên làm rõ.

----------

Có yếu tố khẳng định đây là một hình thức đưa hối lộ

DIK4YLl3.jpgPhóng to
Thang Văn Phúc
Trao đổi với Tuổi Trẻ về thông tin bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình nộp 100 triệu đồng tiền chạy chức của cấp dưới, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc nói:

- Tại các tỉnh, trong đợt sáp nhập nhiều sở ngành, việc chạy chức chạy quyền rất có thể xảy ra. Thực chất, việc cất nhắc cán bộ do thường vụ tỉnh ủy quyết định tập thể. Nếu công khai minh bạch sẽ khó có thể xảy ra tiêu cực.

* Thưa ông, việc bí thư Tỉnh ủy Cà Mau giao tài xế đem nộp tiền cấp dưới chạy chức, song chưa công bố danh tánh người đưa tiền, theo ông, có thể giải thích thế nào và nên thế nào?

- Theo tôi, nếu ông bí thư Cà Mau đã kiên quyết không nhận tiền chạy chức thì đây là cơ hội để làm đến nơi đến chốn. Việc chạy chức rất khó bị phát hiện nên khi đã có sự vụ, khá rõ rồi thì nên kiên quyết làm rõ, xử lý.

* Theo ông, nếu đúng có việc đưa tiền để chạy chức chạy quyền thì nên xử lý thế nào?

- Mức độ nào phải xem xét cụ thể và phải xử lý theo mức tương xứng hành vi. Theo tôi, có yếu tố để khẳng định đây là một hình thức đưa hối lộ.

* Thưa ông, người ta đưa tiền cho ông bí thư là có lý do. Và người ta mạo hiểm đem tiền chạy cũng phải có xác suất... thành công?

- Bí thư là người chịu trách nhiệm chính về công tác cán bộ của tỉnh nên vai trò của ông bí thư rất lớn. Người ta vẫn thường chạy chỗ cao nhất. Đây là sự kiện để chúng ta quyết tâm đẩy nhanh việc hoàn thiện, minh bạch hóa qui trình bổ nhiệm, cách giới thiệu, đề bạt cán bộ. Minh bạch hóa là con đường tốt nhất để có sự giám sát của dân, các cơ quan có trách nhiệm, tránh được chạy chức chạy quyền.

* Qua vụ này, theo ông, cơ cấu tổ chức, qui trình đề bạt cán bộ của ta có vấn đề không?

- Về mặt pháp lý, qui trình đề bạt rất chặt chẽ. Ai đủ tiêu chuẩn, đủ tín nhiệm, có thành tích nhiều năm, có kinh nghiệm, được các cơ quan, tổ chức từ dưới lên đánh giá, tán thành... mới được bổ nhiệm. Nhưng trong quá trình thụ lý có thể có quá trình lắt léo. Trong cuộc sống bao giờ cũng có lọt lưới.

Chúng ta đang điều chỉnh cơ chế phát hiện, giới thiệu và sử dụng cán bộ. Ngoài tiêu chuẩn cũ, ta đang xem xét việc đánh giá hằng năm, điều chỉnh qui hoạch cán bộ hằng năm. Theo tôi, cũng nên xem xét cụ thể hơn trách nhiệm của người tiến cử, đề bạt. Nếu giới thiệu cán bộ tha hóa, biến chất thì người tiến cử phải có trách nhiệm, với chế tài cụ thể.

----------------------------------------------------------

Phải công khai danh tánh người chạy chức

* Việc bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình vừa đem nộp cho Ban thường vụ Tỉnh ủy 100 triệu đồng do một kẻ chạy chức mang đến nhà là hành động rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, chẳng hiểu sao ông lại không chịu nêu danh tánh của kẻ chạy chức đó? Ngoài ra, như lời ông bí thư nói rằng trong hai tuần qua, nếu ông nhận tiền của những kẻ chạy chức thì đã có hơn 1 tỉ đồng. Vậy những người đó là ai? Sao ông bí thư Tỉnh ủy không nêu tên ra trước công luận?

Đề nghị ông Bình sớm công bố danh tánh của những kẻ chạy chức, để bọn họ không thể cứ nhởn nhơ, tiếp tục làm quan chức nhà nước nữa.

* Dưới góc độ pháp luật, việc đưa tiền cho ông Bình thực chất là hành vi hối lộ. Nếu ông Bình không nhận của bất cứ ai, giao nộp hết những khoản người nhà đã cầm thì ông không phạm tội nhận hối lộ. Nhưng khi cơ quan điều tra vào cuộc, thẩm vấn ông, nếu ông không chịu cung cấp danh tánh những người đưa hối lộ thì ông sẽ mắc tội "che giấu tội phạm" hoặc tội "không tố giác tội phạm".

* "Công nghệ" chạy chức, chạy quyền ở một bộ phận cán bộ trong bộ máy công quyền không còn là cá biệt, nhất là trước mỗi kỳ chuẩn bị nhân sự bầu cử cấp ủy Đảng, HĐND, UBND các cấp và sắp xếp tổ chức bộ máy. Vì vậy, việc xuất hiện vài cá nhân ở Cà Mau gửi tiền cho bí thư Tỉnh ủy nhằm mục đích được cất nhắc đề bạt giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng, chính quyền địa phương trong bối cảnh hiện tại chẳng có gì khó hiểu. Vấn đề dư luận quan tâm là: tại sao phải bí mật danh tánh những người "buôn vua" đó?

Chắc chắn 100 triệu đồng tiền "chạy chức" ấy nếu trót lọt, sau khi "đắc cử", cán bộ đó sẽ tìm cách lấy lại gấp nhiều lần từ các "dòng chảy" khác nhau. Muốn ngăn chặn hành vi chạy chức, chạy quyền, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc chiến chống tham nhũng ở Cà Mau nói riêng, cả nước nói chung, cần phải công khai danh tánh những người chạy chức, chạy quyền, trước mắt là "tác giả” 100 triệu đồng đưa cho ông Bình. Không có lý do gì để che giấu.

* Công khai kẻ tham nhũng, hối lộ là một phần quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh. Đây là dịp để Cà Mau thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của mình. Tuy nhiên, qua báo chí, tôi được biết sau khi thông tin tiết lộ có người đã mang đến nhà ông 100 triệu đồng tiền chạy chức, các báo đã liên lạc với ông Bình để hỏi người "chạy" đó là ai thì ông Bình không tiếp, mấy ngày qua ông một mực từ chối trả lời báo chí (và công luận). Tại sao lại phải như vậy? Tại sao ông không công khai danh tánh kẻ chạy chức? Nếu không công khai tiêu cực thì chẳng khác nào bao che cho tiêu cực.

N.V.Hải
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên