14/04/2008 02:06 GMT+7

Làm phim phản chiến: Hollywood không bỏ cuộc!

PHAN XI NÊ
PHAN XI NÊ

TT - Năm năm sau cuộc tấn công của Mỹ vào Iraq, một thế hệ phim đề tài chiến tranh mới ở Hollywood ra đời. Thế nhưng mọi nỗ lực của các nhà làm phim Mỹ nhằm kéo sự quan tâm của công chúng cho đến nay dường như đều thất bại. Tuy nhiên Hollywood vẫn không bỏ cuộc.

KQxU9vlp.jpgPhóng to

Poster phim Stop-loss

TT - Năm năm sau cuộc tấn công của Mỹ vào Iraq, một thế hệ phim đề tài chiến tranh mới ở Hollywood ra đời. Thế nhưng mọi nỗ lực của các nhà làm phim Mỹ nhằm kéo sự quan tâm của công chúng cho đến nay dường như đều thất bại. Tuy nhiên Hollywood vẫn không bỏ cuộc.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Khác với những phim chiến tranh được làm trong giai đoạn Thế chiến thứ 2 (chủ yếu là các phim tuyên truyền) và các phim về đề tài chiến tranh VN như Apocalypse now, The deer hunter hay Platoon (được làm sau năm 1975), các phim về đề tài chiến tranh Iraq phần lớn mang tinh thần phản chiến và được thực hiện khi cuộc chiến đang diễn ra.

Có hơn 20 dự án phim phản chiến đã, đang và chuẩn bị bấm máy trong thời gian gần đây. Năm 2007 được xem là đỉnh cao của làn sóng phim phản chiến khi có ít nhất năm bộ phim với êkip làm phim qui tụ những gương mặt nổi tiếng kỳ cựu của Hollywood được tung ra rạp. Có thể kể đến Rendition, Charlie Wilsons war, Lions for lambs, In the valley of Elah, RedactedGrace is gone... Mặc dù qui tụ các tên tuổi từng đoạt giải Oscar, được các nhà phê bình phim đánh giá cao và nhận được nhiều đề cử tại các giải thưởng điện ảnh nhưng những bộ phim này đều khó khăn tìm đường phát hành, nhanh chóng rời khỏi rạp chiếu và đương nhiên, thất bại tại phòng vé.

Redacted dựa vào một câu chuyện có thật về một nhóm lính Mỹ đã hãm hiếp một bé gái 14 tuổi ở Mahmudiya, phía nam Baghdad năm 2006, giết chết cả gia đình cô bé, bắn nát mặt và sau đó thiêu xác cô bé. Đạo diễn lão làng Brian De Palma - đạo diễn của Redacted, phát biểu trong buổi chiếu ra mắt phim tại LHP Venice năm ngoái: "Tôi còn nhớ mình nhặt tờ tạp chí Life lên và nhìn thấy những bức ảnh về chiến tranh VN khiến tôi kinh hoàng. Chúng ta không còn những bức ảnh như thế ở Mỹ ngày nay. Những bức ảnh chính là điều sẽ ngăn cuộc chiến".

Brian hi vọng bộ phim của ông sẽ khiến khán giả nhìn thẳng vào sự thật đang diễn ra ở Iraq và chống lại cuộc chiến này. Thế nhưng dường như khán giả Mỹ không muốn nhìn sự thật đang diễn ra tại Iraq, dù làn sóng chống chiến tranh Iraq vẫn diễn ra trên đất nước này.

Các nhà làm phim Hollywood không vì vậy mà bỏ cuộc. Đạo diễn Paul Greengrass, rất thành công với hai tập phim The Bourne supremacyThe Bourne ultimatum đang bắt tay vào bấm máy bộ phim Green zone kể về cuộc sống ở Baghdad sau cuộc xâm lược của Mỹ hồi năm 2003. Ngoài ra sắp tới đây còn có The fall of the warrior king kể về một sĩ quan quyết định từ chức sau vụ xìcăngđan thuộc cấp của ông giết dân thường Iraq, The lucky ones kể về ba người lính Mỹ trở về từ Iraq và chứng kiến cảnh đất nước chia đôi vì cuộc chiến...

Sau thất bại của Stop-loss, Hãng Liongate đang nỗ lực tìm hướng tiếp thị khác cho The lucky ones (với diễn xuất của Rachel McAdams, Michael Peía và Tim Robbins). "Tất cả những bộ phim trên đều thất bại vì người ta nhắc đến Iraq khi nhắc đến chúng". Tom Ortenberg - giám đốc của Lionsgate - chia sẻ: "Không hẳn đơn giản chỉ có thế, nhưng cũng không quá phức tạp lắm, khán giả hầu như không thích xem phim đề tài chiến tranh mà thôi". Hãng này dự định sẽ tiếp thị The lucky ones như một phim hài hơn là một phim phản chiến.

Mặc dù The lucky ones hầu như không hề có cảnh chiến tranh, nhưng không khí phản chiến bao trùm cả bộ phim, trong mọi ngõ ngách, mọi cuộc trò chuyện của các nhân vật. Đạo diễn của phim Neil Burger phát biểu: "Với tôi, thể loại phim hài chính là chìa khóa để nói về cuộc chiến. Sự hài hước giống như con ngựa thành Troy: nó khiến khán giả mất cảnh giác, họ đến xem bộ phim, họ cười và xúc động, họ thông cảm với nhân vật và họ liên hệ với bi kịch mà các nhân vật trong phim trải qua".

The lucky ones là bộ phim có đề tài chiến tranh đầu tiên ở Hollywood được quân đội Mỹ hoàn toàn ủng hộ và giúp đỡ trong suốt quá trình làm phim. Hãng phim này dự định sẽ "làm việc với các nhà phê bình phim loại bỏ chữ Iraq ra khỏi câu mở đầu bài viết" để có thể quảng bá bộ phim dễ dàng hơn.

MTV cũng loay hoay tiếp thị

Cuối tháng ba, Hãng phim MTV đứng ra tiếp thị và phát hành bộ phim Stop-loss, tác phẩm điện ảnh đầu tiên sau bộ phim Boys dont cry thành công tại giải Oscar cách đây chín năm của nữ đạo diễn Kimberly Peirce. Stop-loss xoay quanh những bất ổn về tâm lý và cuộc sống của một người lính trẻ khi trở về từ cuộc chiến, cố gắng ổn định cuộc sống và bị buộc phải quay lại chiến trường.

MTV, với phong cách trẻ trung năng động, giới thiệu hình ảnh của Stop-loss như một phim đúng kiểu "MTV" bằng màu sắc tươi trẻ, âm nhạc tươi trẻ và qui tụ dàn diễn viên tươi trẻ, hấp dẫn và nổi tiếng như Ryan Phillippe, Channing Tatum và Joseph Gordon-Levitt. Mặc dù vậy, cũng như số phận của các phim phản chiến khác trong năm 2007, Stop-loss nhận được nhiều lời ngợi khen từ phía các nhà phê bình và thất bại nặng nề tại phòng vé. Sau hai tuần chiếu, bộ phim thu về chưa đầy 9 triệu USD.

PHAN XI NÊ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên