05/01/2007 05:04 GMT+7

Lại "lùm xùm" vụ Bùi Minh Trí

N.V.HẢI thực hiện
N.V.HẢI thực hiện

TT - Lại thêm tình tiết mới trong vụ việc học sinh Bùi Minh Trí khi ông Nguyễn Tử Quảng (giám đốc Trung tâm An ninh mạng BKIS, ĐH Bách khoa Hà Nội) nói: “Trí không chỉ tấn công các website mà còn có dấu hiệu sử dụng nhiều thẻ tín dụng mang tên người nước ngoài để mua bán trên mạng với số tiền lên tới hàng nghìn USD”.

oYnW3ZlN.jpgPhóng to
Giám đốc Sở Bưu chính - viễn thông tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thới Bình (thứ hai từ phải qua) kết luận vụ việc Bùi Minh Trí xâm nhập website Bộ GD-ĐT sẽ xử phạt vi phạm hành chính mức 10 triệu đồng - Ảnh: QUANG VINH

Biên bản xử lý vụ xâm nhập website Bộ GD-ĐT Trao đổi tiếp với Bộ trưởng Nguyễn Thiện NhânNgày 20-11 hay 27-11? Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: Nỗi đau của tôi trong ngày 20-11-2006Tìm ra học sinh tấn công website của Bộ GD-ĐTTrang web của Bộ GD-ĐT bị hacker tấn côngHọc sinh hack trang web Bộ GD-ĐT: Có nên xử lý hình sự?Mong thầy bộ trưởng hiểu em…Bài học của người lớn hay tuổi học trò?Chúng tôi sẽ chịu phạt thay Trí...“Vợ chồng tôi xin nhận khuyết điểm và mong thầy lượng thứ!” Báo cáo tổng hợp các lần xâm nhập trái phép website của Bộ GD&ĐT của học sinh Bùi Minh TríLời trần tình và xin lỗi của ông Quách Tuấn Ngọc

Như vậy, đây là một vụ việc khác sau khi vụ Bùi Minh Trí xâm nhập website Bộ GD-ĐT đã có kết luận chính thức của giám đốc Sở Bưu chính - viễn thông Vĩnh Long “xử phạt vi phạm hành chính ở mức thấp nhất (10 triệu đồng)”.

Vụ việc học sinh Bùi Minh Trí đã thêm phức tạp sau khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân viết thư “Nỗi đau của tôi trong ngày 20-11-2006” cho rằng Bùi Minh Trí đã tấn công website của Bộ GD-ĐT và thay ảnh bộ trưởng ngay trong ngày 20-11(Ngày nhà giáo VN). Sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã đính chính vụ “thay ảnh Bộ trưởng” là ngày 27-11 chứ không phải 20-11. Và ngày 29-12, ngày bức thư này của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đăng báo, Phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao (thuộc C15) đã cử hai cán bộ công an từ Hà Nội vào Vĩnh Long tham gia điều tra mọi thông tin từ Internet trong máy tính của Bùi Minh Trí.

Xung quanh những tình tiết mới, phóng viên Tuổi Trẻ đã trao đổi trực tiếp những người trong cuộc.

Thượng tá Trần Văn Hòa, trưởng Phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao (C15): Chưa có kết luận cuối cùng

Ngày 4-1, phóng viên Tuổi Trẻ đã phỏng vấn thượng tá Trần Văn Hòa, trưởng Phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - C15, Bộ Công an).

* Thưa ông nhiều bạn đọc theo dõi vụ Bùi Minh Trí rất bất ngờ khi ông Nguyễn Tử Quảng cho biết qua kiểm tra các dữ liệu trên máy tính của Trí, cơ quan công an đã phát hiện dấu vết của thẻ tín dụng giả. Thực hư điều này ra sao?

- Chính xác là chúng tôi đã phát hiện thông tin về thẻ tín dụng của người nước ngoài bị đánh cắp nằm trên máy tính của Trí. Nhưng nguồn gốc của thông tin đó cũng như việc Trí sử dụng các thông tin đó thế nào còn cần phải điều tra làm rõ.

* Nhưng ông Nguyễn Tử Quảng viết trên báo rằng có dấu hiệu Trí đã sử dụng nhiều thẻ tín dụng như vậy để mua bán trên mạng với số tiền lên tới hàng nghìn USD?

- Khi chưa có kết luận cuối cùng, chúng tôi không thể trả lời ngay được.

* Với kinh nghiệm điều tra, khám phá những vụ đánh cắp thẻ tín dụng hay làm thẻ giả, theo ông, các thông tin về thẻ tín dụng có thể xuất hiện trong máy tính cá nhân của một người nào đó (không phải chủ thẻ) bằng cách nào?

- Có thể có rất nhiều cách. Chẳng hạn tìm lỗi của các website có chứa thông tin về thẻ tín dụng, đột nhập dữ liệu và lấy cắp thông tin. Hai là thực hiện việc lừa đảo trên mạng, chẳng hạn như dùng cách “phishing”, gửi thư cho người nào đó và giới thiệu là giám đốc ngân hàng, đề nghị người ta khai lại thông tin về thẻ tín dụng... Ba là mua lại thông tin thẻ tín dụng từ người khác, hầu hết là thẻ bị đánh cắp. Mua thông tin một thẻ như vậy có thể chỉ 1-4 USD (tùy theo giá trị tiền của thẻ) và có thể rút được vài ngàn USD/thẻ.

Đối với vụ của Bùi Minh Trí, các thông tin về thẻ tín dụng có nguồn gốc từ đâu hiện chưa rõ. Nhưng chúng tôi khẳng định có rất nhiều cách để lấy cắp các thông tin này. Vấn đề ở chỗ đối với các nước, ai cũng biết việc lấy thông tin thẻ tín dụng của người khác như vậy là hành vi phạm pháp hình sự.

* Thưa ông, ở góc độ luật pháp, việc điều chỉnh đối với những hành vi tấn công website, các vi phạm trên mạng Internet ở VN phải chăng còn chưa rõ ràng?

- Luật pháp VN hiện nay chưa đầy đủ về chống tội phạm công nghệ cao và các vi phạm trong lĩnh vực CNTT. Hiện chúng tôi đang có một dự án và Chính phủ cũng đã phê duyệt, theo đó giao Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu bổ sung một số điều khoản điều chỉnh những hành vi liên quan tới tội phạm công nghệ cao. Chẳng hạn trong Bộ luật hình sự chưa có qui định về hành vi tấn công các website trên mạng, cũng như thiếu qui định về một số hành vi khác.

Thứ hai là bổ sung qui định về chứng cứ pháp lý, chứng cứ điện tử vào Bộ luật tố tụng hình sự. Thứ ba là bổ sung vào một số luật, bộ luật, pháp lệnh có liên quan tới việc xử lý hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực CNTT. Chúng tôi nghĩ rằng có hành lang pháp lý tốt sẽ giúp người dân có nhận thức tốt hơn về các hoạt động trên Internet.

* Khả năng xử lý đối với trường hợp của Bùi Minh Trí tới đây sẽ ra sao, thưa ông?

- Có lẽ sẽ xử phạt hành chính, việc đó do thanh tra Sở BC-VT Vĩnh Long tiến hành theo thẩm quyền sau khi cơ quan công an có kết luận và chuyển giao hồ sơ. Thật ra đối với trường hợp Bùi Minh Trí, có nhiều hành vi vi phạm: thứ nhất là tấn công website, thứ hai là cài lại backdoor...

* Còn riêng về dấu hiệu sử dụng thẻ tín dụng của người nước ngoài?

- Việc đó chúng tôi đang tiến hành điều tra. Nếu đủ căn cứ, sẽ tách riêng hành vi này để truy cứu trách nhiệm hình sự, khi đó giải quyết vụ việc không còn là thẩm quyền của thanh tra BC-VT.

........................................

Bùi Minh Trí: “Em có sử dụng thẻ tín dụng, nhưng...”

Chiều 4-1, trả lời phóng viên Tuổi Trẻ về việc sử dụng thẻ tín dụng mang tên người nước ngoài, Bùi Minh Trí nói:

- Những thẻ tín dụng đó em đã có vào khoảng thời gian năm 2004. Số thẻ này em không nhớ rõ, có được là do em tìm được những thông tin về thẻ tín dụng trên net, như tên chủ thẻ, mã số thẻ... Có lúc em dùng một số thẻ trên để mua vài thứ nhỏ như host, domain... (chỗ chứa web và tên miền).

* Thế còn chuyện mua bán trên mạng với số tiền lên tới hàng nghìn USD thì sao. Có phải là tiền kiếm được từ số thẻ tín dụng của người nước ngoài hay không?

- Số tiền này chính xác là 1.100 USD, có được là do em “chơi surf”, kiếm được e-gold (một loại tiền điện tử được bảo đảm bằng vàng do Công ty E-Gold Ltd phát hành). Sau đó em bán e-gold này được 1.100 USD, nhận qua Western Union. Chuyện này em đã báo với anh Dương Tuấn Anh mà em được biết là chuyên gia của C15 (trong buổi điều tra bổ sung ngày 31-12-2006). Số tiền 1.100 USD không phải em kiếm được từ việc sử dụng thẻ của người nước ngoài.

* Số tiền này hiện đang được để ở đâu Trí?

- Dạ, số tiền này đã được gửi vào tài khoản của em (mang tên Bùi Minh Trí).

* Chuyện này mẹ có biết không?

- Trước đó em có nói với mẹ là surf web (dịch vụ đọc web thuê) thì có tiền và mẹ cũng biết về số tiền này.

* Em có nghĩ số tiền sử dụng từ thẻ tín dụng của người nước ngoài mà em có được như trên là vi phạm pháp luật hay không?

- Khi đó em còn quá nhỏ để ý thức được chuyện mình làm, và trên mạng có người nói rằng xài ít lẻ tẻ thì chủ thẻ không quan tâm. Em không nhớ rõ, thực tế lúc đó em chỉ xài cao lắm khoảng 100 USD. Và nay nghĩ lại em rất ân hận.

* Vì sao em không thành khẩn báo với cảnh sát điều tra ngay từ đầu việc này?

- Từ đầu em không nhớ có số thẻ đó trên máy mình vì từ lâu đã không xài tới. Em cũng nghĩ CSĐT đang tập trung điều tra việc em vào website của Bộ GD-ĐT nên em cũng chỉ tập trung những vấn đề liên quan website Bộ GD-ĐT. Còn lại những việc khác em không nhớ tới. Đã từ lâu em không có sử dụng những thẻ tín dụng của người khác.

N.V.HẢI thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên