29/01/2009 05:07 GMT+7

Lá đơn xin chôn trâu

THỤC CHƯƠNG st 
THỤC CHƯƠNG st 

TTC - Thời nhà Nguyễn, luật pháp bảo vệ trâu rất nghiêm cẩn, bởi “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Dân chúng không được vô cớ làm thịt trâu bò mà ăn hay không chăm sóc cẩn thận, để trâu bò chết là bị phạt. Trâu bò có dịch bệnh chết phải làm đơn báo cho nhà chức trách đến khám nghiệm, xác minh xong mới được mang chôn.

Trạng Quỳnh thi trâu chọi

pc8rloR5.jpgPhóng to

Sứ Tàu có dắt theo một con trâu chọi rất to, rất khỏe và rất hăng máu, sang thách trâu ta chọi.

Vua sai người đi tìm mãi mà không tìm được con nào xứng sức đối địch, Quỳnh nghe nói liền tâu vua, ta đã có sẵn trâu chọi.

Đến ngày tỉ thí, dân sự nghe nói trâu Trạng chọi với trâu xứ Tàu, kéo nhau đến xem đông như kiến cỏ. Sứ Tàu thả trâu họ ra, con trâu to lớn, cổ quái, hai mắt long lên sòng sọc, đứng nghênh sừng chờ chọi. Lúc ấy, Quỳnh mới tháo một con nghé con ra. Chú nghé bị nhốt riêng suốt một đêm, khát sữa quá thấy trâu sứ Tàu tưởng là trâu mẹ, liền đến thúc đầu vào bụng trâu chọi để tìm vú. Trâu chọi khó chịu, lùi mãi, cuối cùng không chịu được, liền bỏ chạy.

Quỳnh vỗ tay reo:

- Nghé ta thắng trâu Tàu rồi đấy!

Nguyễn Quí Tân (1811 - 1858) hiệu là Đĩnh Trai, biệt hiệu Tản Tiên Đình cư sĩ, người làng Thượng Cốc (Gia Lộc, Hải Dương). Ông đỗ Tam Giáp tiến sĩ vào năm 1842, vì thế người ta thường gọi là Nghè Tân. Ông làm Tuần phủ, rồi làm Thanh tra quan lại Bắc kỳ. Vốn tính ngay thẳng, liêm khiết, Nghè Tân thường ăn mặc làm dân đi thử các quan lại. Bọn tham quan sợ, cũng bớt ăn hối lộ.

Một lần, Nghè Tân giả làm học trò nghèo qua huyện thuộc tỉnh Hải Dương. Gặp viên quan huyện hống hách, không chịu ra tiếp kẻ hàn Nho (là Nghè Tân giả dạng). Nghè Tân bực lắm, nghĩ cách chơi hắn một vố.

Ở huyện ra, Nghè Tân thấy có người đàn bà đang ngó nghiêng ngoài cổng, ý muốn vào huyện hầu quan. Ông liền hỏi:

- Chẳng hay bác có chuyện gì muốn vào hầu quan huyện vậy?

Người đàn bà đáp:

- Dạ, chẳng giấu gì ông. Nhà tôi có con trâu chẳng may bị chết, tôi lên trình quan để xin phép chôn ạ.

Người đàn bà đưa đơn cho Nghè Tân xem. Ông xem xong, bảo:

- Cũng may bác gặp tôi, nếu không, đem đơn này lên quan thì chỉ ăn đòn, mà trâu cũng không chôn được. Thôi, để tôi làm lại đơn khác cho.

Chị ta nghe nói sợ quá, lại trông phong dạng ông này có vẻ văn nho nên tin ngay, và khẩn khoản nhờ ông làm lại đơn hộ. Nghè Tân làm xong, lại dặn kỹ lưỡng:

- Bác là đàn bà mới lên quan lần đầu, chưa hiểu vào cửa quan lắm lệ lôi thôi, nào tiền, nào bẩm, nào lính lệ trêu ghẹo... chỉ mất thì giờ mà thêm bực mình. Vậy tôi bảo bác nên vào cửa sau, nghĩa là sau huyện có cái hào, bác nên lội hào mà vào. Rồi đến chỗ nào có cái trống, bác cứ đánh ầm lên, quan sẽ hỏi ngay cho.

Người đàn bà nhất nhất nghe theo lời dặn. Quả nhiên, quan huyện cho vào. Quan chăm chú đọc lá đơn chị ta trình, chỉ vẻn vẹn có tám câu lục bát:

Tôi là con gái Cổ Bi Có con trâu chết, tôi đi trình người Giữa đường váy ướt, đơn rơi Tôi nhờ một người làm cái đơn ni Nhược người có hỏi mần chi Thì người cứ lấy đơn ni làm bằng Nhược người có hỏi mần răngThì người ăn c... cho thằng mần đơn.

Quan huyện xem xong, nhìn kỹ người đàn bà thì quả nhiên chị ta bị ướt thật. Quan hỏi đến hình dáng người làm đơn hộ, quan biết ngay đây không phải tay vừa. Nhưng quan không có cách gì bắt tội người đàn bà được, đành nuốt hận cho phép chị ta chôn trâu. Nếu hạch sách lôi thôi thì bị chửi ngay vào mặt vì cái câu cuối như trong lá đơn đã nói.

Uog6nGQU.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Xuân (ra ngày 06-01-2009) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

THỤC CHƯƠNG st 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên