11/02/2004 10:47 GMT+7

Kim Dung 80 tuổi: Vẫn "tái xuất giang hồ"

Bùi Giáng 
Bùi Giáng 

Bước sang Giáp Thân - 2004, đệ nhất danh gia tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung 80 tuổi. Mặc dù gác bút hơn 30 năm qua, song 14 bộ sách với hàng ngàn nhân vật của ông vẫn tiếp tục "tái xuất giang hồ" và Hội "Kim Dung học" vẫn hoạt động tại Hồng Kông, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Úc. Còn tại VN, theo các nhà làm sách và phát hành sách ở TP.HCM, dịp Tết vừa rồi số lượng sách Kim Dung bán ra đạt mức đáng kể.

fdkLFy5O.jpgPhóng to
Nhà văn Kim Dung
Bước sang Giáp Thân - 2004, đệ nhất danh gia tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung 80 tuổi. Mặc dù gác bút hơn 30 năm qua, song 14 bộ sách với hàng ngàn nhân vật của ông vẫn tiếp tục "tái xuất giang hồ" và Hội "Kim Dung học" vẫn hoạt động tại Hồng Kông, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Úc. Còn tại VN, theo các nhà làm sách và phát hành sách ở TP.HCM, dịp Tết vừa rồi số lượng sách Kim Dung bán ra đạt mức đáng kể.

Điều đó khác tình cảnh của hơn 10 năm trước. Lúc ấy những nhân vật dầu chánh phái hay tà phái của Kim Dung đều vẫn còn đứng bơ vơ bên ngoài... các nhà xuất bản xứ ta.

Ở Trung Quốc, truyện võ hiệp Kim Dung bị cấm, bị lên án vào những năm 60 thế kỷ trước. Song, theo giáo sư Lương Duy Thứ, nguyên Trưởng khoa Ngữ văn Trung Quốc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh, từng là sinh viên lưu học Trung Quốc thời ấy, thì giới trẻ “vẫn lén lút tìm đọc".

Đọc truyện vũ hiệp là một trong những phép tu dưỡng ký ức và khơi dẫn nguồn vui ẩn mật trong mình... Riêng đối với bạn thi sĩ, sách vũ hiệp có thể giúp bạn làm thơ lai láng một cách không ngờ.

Một số nhà phê bình liệt tác phẩm Kim Dung vào loại giải trí đơn thuần, họ muốn những Đoàn Dự, Tiêu Phong, Hư Trúc và vô số hào kiệt đất Trung Nguyên chỉ là những nhân vật "cận văn học". Song, không ít người sớm tìm thấy, phân tích những giá trị trong tiểu thuyết Kim Dung, và riêng ở Sài Gòn, từ hơn 30 năm trước, Đỗ Long Vân đã viết: Vô Kỵ giữa chúng ta.

Hằng ngày, trên nhiều nhật báo Sài Gòn, đều đều đăng truyện Kim Dung, dịch từ báo Hồng Kông chở máy bay sang; dịch giả: Hàn Giang Nhạn, Từ Khánh Phụng, Từ Khánh Vân, Phan Cảnh Trung...

Những năm giữa thập niên 80 cách nhìn về Kim Dung ở đại lục Trung Hoa thay đổi dần, nhất là sau khi ông về thăm quê và tiếp kiến các vị lãnh đạo như Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu Bang, Giang Trạch Dân. Ông được trao nhiều học hàm, là tiến sĩ danh dự của Đại học Văn khoa Hồng Kông, Viện sĩ danh dự Đại học Newton ở Anh và tiến sĩ danh dự Đại học Bắc Kinh.

Theo Trần Mặc tiên sinh, việc xuất bản toàn bộ tiểu thuyết Kim Dung ở Trung Quốc đối với nhà xuất bản Tam Liên thư điếm giữa thập niên 1990 đương nhiên cũng mang mục đích thương nghiệp, nhưng điều khiến người ta chú tâm (đến việc ấn hành này) là ở tác dụng xã hội của nó, đã "chứng tỏ sự thừa nhận của quan điểm văn hóa chính thống và chủ lưu ở Trung Quốc đối với tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung" (Võ hiệp ngũ đại gia, Bích Hải dịch). Hơn một nửa trong số 14 bộ tiểu thuyết võ hiệp của ông dựng thành phim, một số đã và đang chiếu tại VN.

Hầu hết những mối tình của các nhân vật chính của Kim Dung thường kết thúc trong đau thương hoặc dang dở (...). Nếu không kết thúc đau thương, đoạn trường thì đều tựu thành trong cái bất toàn của nó. Kim Dung vẫn tỏ ra trung thành với cái quy luật cực kỳ sâu sắc của phương Đông đã khám phá: Tạo hóa bất toàn.

Khoảng 6, 7 năm qua, các nhân vật lừng lẫy giang hồ của Kim Dung lần lượt được nhắc lại trên sách báo nước ta, nhiều tác giả bỏ công biên khảo, biên dịch, giới thiệu và đã xuất bản: Kim Dung - tác phẩm và dư luận, Kim Dung - cuộc đời và tác phẩm, Kim Dung giữa đời tôi, Giải mã tiểu thuyết Kim Dung, Bàn về các nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung, Lai rai chén rượu giang hồ (tiểu luận về Kim Dung)...

Trong số đó, cuốn Chủ nghĩa nhân đạo trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung của Từ Thành Trí Dũng nguyên là luận văn tốt nghiệp Cử nhân ngữ văn Trung Quốc của tác giả, được bảo vệ tại Trường Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh, đã nhận định và đánh giá tiểu thuyết Kim Dung, điểm lại những nhân vật chánh tà nhị phái, thường xuất hiện trong bối cảnh thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh.

Hiện các nhân vật Kim Dung đang tiếp tục "có mặt" trong các quầy sách, nhà sách sau Tết với 7 bộ đã xuất bản, và trong năm 2004, Công ty Văn hóa Phương Nam và các nhà xuất bản sẽ liên kết in thêm 5 bộ nữa của Kim Dung: Thư kiếm ân cừu lục (đã dựng thành phim và đang chiếu trên Đài Truyền hình Long An), Bích huyết kiếm, Uyên ương đao, Tuyết Sơn Phi Hồ, Phi Hồ ngoại truyện.

Tin bài liên quan:Hội thảo quốc tế về Kim DungHai nhà văn Việt Nam dự hội thảo quốc tế về tiểu thuyết của Kim DungAnh hùng xạ điêu 2003 trong mắt Kim Dung và khán giả

Bùi Giáng 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên