Phóng to |
TS Trần Đình Thiên - Ảnh: H.GIANG |
Theo số liệu chưa chính thức và ước tính của Bộ Kế hoạch - đầu tư, xuất khẩu sáu tháng đầu năm 2011 cả nước ước đạt 41,5 tỉ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2010 và tăng gần gấp ba lần chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội thông qua (10%). Tổng kim ngạch nhập khẩu sáu tháng đầu năm ước đạt 49 tỉ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ 2010, ước khoảng 7,5 tỉ USD. Nhập siêu chiếm khoảng 15,7% kim ngạch xuất khẩu, trong đó nhập siêu từ Trung Quốc chiếm khoảng 82% tổng nhập siêu của cả nước. |
- Hài lòng và vui mừng vào lúc này là còn quá sớm. Lạm phát cao chỉ là một chỉ số của bất ổn kinh tế vĩ mô, hậu quả của nó và những yếu tố liên quan khác còn rất nhiều điều phải bàn. Hơn nữa, đây mới là tháng thứ hai tốc độ lạm phát chậm lại liên tiếp, trong khi nhìn vào vấn đề này thì không thể tính bằng tháng hay quý được. Nếu nhìn lại từ năm 2007 đến nay, rõ ràng lạm phát đã không được kiểm soát một cách dài hạn nên sức khỏe của nền kinh tế đã yếu đi.
Doanh nghiệp mấy năm qua đều chịu lãi suất cho vay cao, với người dân nói chung thì giá trị thực của thu nhập giảm ghê gớm, tức là cả sức mua và sức sản xuất đều suy yếu. Hơn nữa, từ nay đến cuối năm ngoài những rủi ro trong nội tại nền kinh tế thì chúng ta cũng phải đề phòng các rủi ro khách quan như biến động về giá lương thực, để từ đó có điều chỉnh mục tiêu và chuẩn bị chính sách phù hợp.
* Điều gì cho thấy sức khỏe của nền kinh tế VN đang có vấn đề?
- Mấy năm vừa qua, lạm phát của VN là câu chuyện lặp đi lặp lại, tức là về cơ bản chúng ta vẫn gặp vấn đề về thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại và ICOR kém. Nếu không giải quyết những vấn đề này thì việc chống lạm phát trong ngắn hạn sẽ vô nghĩa. Hiện nay, trong tình trạng “nước sôi lửa bỏng”, nếu doanh nghiệp lo vốn ngắn hạn còn Chính phủ lo “chữa cháy” thì chúng ta sẽ không đủ sức lo cho các vấn đề cơ bản và dài hạn nữa. Theo tôi, điểm mấu chốt là phân bổ và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Chính phủ cần tiếp tục siết mạnh đầu tư công và chi tiêu ngân sách theo tinh thần nghị quyết 11 để vốn bơm ra cho doanh nghiệp.
Chỉ kích thích xuất khẩu tài nguyên là thảm họa “Để đối phó với tình trạng nhập siêu của VN hiện nay, việc siết tỉ giá hối đoái và hạn chế nhập khẩu không giải quyết được nguồn gốc của vấn đề. Việc điều chỉnh tỉ giá như hiện nay sẽ kích thích xuất khẩu và qua đó các nhà hoạch định chính sách hi vọng sẽ giảm nhập siêu, nhưng hãy nhìn xem chúng ta đang xuất khẩu gì? Đa số hàng xuất khẩu chủ lực là sử dụng tài nguyên tự nhiên. Vì thế nếu chỉ kích thích xuất khẩu được những mặt hàng này thì về lâu dài lại là thảm họa. Cốt lõi vẫn phải quay về câu chuyện nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế”. |
- Chúng ta không nên quên bài học năm 2010. Khi lạm phát bắt đầu giảm, Nhà nước vừa có tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ thì ngay lập tức lạm phát trở lại. Điều tôi muốn nói là chúng ta cần tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt ngay cả khi lạm phát đã ổn định hơn.
* Như vậy, quan điểm của ông cũng song trùng với quan điểm của Chính phủ vì trong buổi giao ban sáu tháng đầu năm sáng 27-6, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh đã khẳng định với đại diện các bộ, ngành và địa phương dự họp rằng Chính phủ kiên quyết tiếp tục các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô...?
- Điều quan trọng là phải thống nhất giữa lời nói và việc làm. Chính phủ cần gửi thông điệp nhất quán về chính sách thắt chặt tiền tệ. Theo tôi biết, không chỉ khu vực tư nhân mà cả một số người trong bộ máy điều hành vĩ mô cũng bắt đầu đặt vấn đề hạ lãi suất xuống cho doanh nghiệp dễ thở.
Nhưng trong quá trình kiềm chế lạm phát, chắc chắn chúng ta sẽ phải trả giá. Lúc này, một số doanh nghiệp yếu kém hơn sẽ không chịu được. Cách tốt nhất là phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa với định hướng vì lợi ích của doanh nghiệp, cụ thể Chính phủ phải siết mạnh đầu tư công và chi tiêu ngân sách để dành vốn bơm ra cho doanh nghiệp. Đây là việc khó nhưng tôi cho rằng việc kiên trì thắt chặt tiền tệ sẽ là hướng đi đúng đắn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận