Theo quy định của Bộ luật dân sự, việc thừa kế giữa cha mẹ với con ruột, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất; con dâu, con rể chỉ là người kết hôn với các con nên không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế. Nếu Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi lại quy định cả quyền thừa kế cho con dâu, con rể là thay đổi cả hệ thống quan điểm pháp luật về thừa kế. Nhiều đại biểu khác cũng đồng tình với luật sư Hòa, đề nghị không nên quy định quyền thừa kế trong mối quan hệ con dâu, con rể.
Nhiều ý kiến của các đại biểu khác còn phản đối quy định của dự án Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi trao quyền giải quyết thuận tình ly hôn cho cơ quan hộ tịch (cơ quan nào cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ có quyền xác nhận việc thuận tình ly hôn). Theo thẩm phán Trần Thị Thu Thủy - phó chánh án TAND quận 7, TP.HCM, giải quyết ly hôn, kể cả trường hợp thuận tình ly hôn cũng không đơn giản. Thủ tục giải quyết ly hôn của tòa án hiện nay phải qua nhiều quy trình, thủ tục xác minh, Viện kiểm sát cũng tham gia giám sát việc giải quyết án ly hôn. Trong khi đó, dự luật giao cho cơ quan hộ tịch, nếu ở cấp phường xã chỉ là một cán bộ hộ tịch giải quyết thì không thể yên tâm.
* Chiều cùng ngày, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức lấy ý kiến góp ý cho dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy. Theo đại tá Trần Thanh Châu - phó giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP.HCM, việc đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy chủ yếu vẫn từ ngân sách nhà nước, chưa phát huy được nguồn lực từ các nguồn khác. Ông Châu kiến nghị bổ sung một số nguồn thu như: tăng trích tỉ lệ phần trăm từ bảo hiểm cháy nổ, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi phạm hành chính để đầu tư trở lại công tác phòng cháy chữa cháy.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Đưa hôn nhân đồng giới, mang thai hộ vào luậtĐồng tình cho mang thai hộ, không can thiệp hôn nhân đồng giớiVợ chồng có thể ký “hợp đồng hôn nhân”?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận