25/05/2008 16:51 GMT+7

Không nên ngại khám phụ khoa

ThS.BS NGUYỄN HỒNG HOA
ThS.BS NGUYỄN HỒNG HOA

TTO - * Em 24 tuổi, cao 1,52m, nặng 48kg, lập gia đình được sáu tháng, lần đầu tiên quan hệ với ông xã em bị rách cùng đồ và vào Bệnh viện Từ Dũ thực hiện tiểu phẫu may lại. Sau đó BS cho em thuốc kháng sinh Cefixime 200mg 2 viên/ngày trong năm ngày và thuốc bổ máu Adofex uống 1 viên/ngày trong 20 ngày.

Sau một tháng vợ chồng em quan hệ lại và từ lúc này mỗi lần quan hệ đều chảy máu. Vợ chồng em cứ nghĩ do vết thương chưa lành nhưng thời gian sau vẫn bị như thế, đã bốn tháng rồi em cũng chưa có kinh nghiệm về bệnh phụ khoa nên đã không đi khám.

Đến nay vẫn bị ra máu sau khi gần chồng, em đã gọi điện nhờ BS tư vấn, BS bảo em có thể bị viêm cổ tử cung nên đi khám. Em định đầu tuần sẽ khám nhưng sáng nay lại thấy bất an vì vợ chồng em quan hệ đã ba ngày rồi mà vẫn còn thấy máu (trước ðó chỉ có sau khi quan hệ), và còn có dấu hiệu bất thường nữa là trong huyết trắng pha lẫn máu có những hạt nhỏ màu trắng. Em rất lo lắng, xin BS tư vấn giúp em bị bệnh gì và có ảnh hưởng ðến việc có con sau này không?

(Nhu Quynh)

- Trả lời của Phòng mạch Online:

Khám phụ khoa là một phần khám bệnh quan trọng đối với phụ nữ, nhất là một khi có gia đình. Qua việc thăm khám phụ khoa, người phụ nữ sẽ được khám kiểm tra cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, tai vòi và buồng trứng).

Theo khuyến cáo của chương trình chăm sóc sức khỏe thì nên đi khám kiểm tra định kỳ mỗi sáu tháng đến một năm. Trong chương trình khám định kỳ này, BS sẽ khám để phát hiện tình trạng viên nhiễm, các khối u của tử cung, buồng trứng và làm các xét nghiệm trong đó có phết tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung.

Từ việc khám phụ khoa, BS có thể phát hiện các dị dạng đường sinh dục có thể ảnh hưởng tới khả năng có thai (như tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn), các rối loạn của chức năng của buồng trứng…

Trong trường hợp của em đang có một vần đề đó là ra huyết âm đạo bất thường. Khám phụ khoa kết hợp với các xét nghiệm mới có thể xác định vị trí ra huyết (từ âm đạo, cổ tử cung hay tử cung…), nguyên nhân ra huyết. Từ nguyên nhân mới có thể biết được có thể ảnh hưởng tới khả năng có thai hay không.

Rách cùng đồ khi giao hợp là một chấn thương của âm đạo. Em đã được khâu vết thương, dùng kháng sinh và cho thuốc sắt. Tôi nghĩ nhiều khả năng vết thương sau một tháng đã lành. Và nguyên nhân chảy máu có thể từ vị trí khác của đường sinh dục.

Tóm lại, em hãy đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!

B.CHÂU thực hiện

ThS.BS NGUYỄN HỒNG HOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên