10/10/2009 08:59 GMT+7

Không nên có nghị định xử phạt báo chí

TRUNG CƯỜNG thực hiện
TRUNG CƯỜNG thực hiện

TT - Đó là ý kiến của ông Lê Mạnh Hà, giám đốc Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM. Ông Hà nói:

Không nên có nghị định xử phạt báo chí

* Không phải ai cũng được xử lý báo chí

ImageView.aspx?ThumbnailID=367273
Ông Lê Mạnh Hà - Ảnh: Q.T.
TT - Đó là ý kiến của ông Lê Mạnh Hà, giám đốc Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM. Ông Hà nói:

- Theo tôi, không nên có nghị định riêng về xử phạt báo chí. Chính phủ đã có nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin là lĩnh vực rộng, trong đó có hoạt động báo chí. Nếu thấy quy định hiện hành chưa đủ thì cơ quan quản lý có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có văn bản hướng dẫn thêm. Tôi cho rằng nếu cần ban hành nghị định mới thì nên tập trung vào quy định xử phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động báo chí.

* Theo dự thảo, nhà báo bị thu hồi thẻ mà vẫn tiếp tục hoạt động sẽ bị xử phạt. Việc xử phạt này có hợp lý?

- Hoạt động báo chí không phải là ngành phải có giấy phép hành nghề. Thẻ nhà báo cũng không phải là giấy phép hành nghề. Do vậy, không thể cấm người bị tước thẻ không được hoạt động báo chí. Việc cấm như vậy có thể vi phạm quyền lao động của công dân được hiến pháp và Luật dân sự quy định. Cũng cần nói thêm hiện có nhiều phóng viên hoặc cộng tác viên không có thẻ nhà báo vẫn hoạt động báo chí. Thẻ nhà báo không phải là giấy phép hành nghề.

* Dự thảo gộp chung việc xử phạt hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp và nhà báo lạm dụng quyền hạn. Mức xử phạt hành vi cản trở nhà báo rất thấp so với hành vi nhà báo lạm dụng quyền hạn. Phải chăng đây là sự bất bình đẳng?

- Như tôi đã nói không nên có nghị định riêng về vấn đề này, càng không nên đưa việc cản trở nhà báo với vi phạm của nhà báo vào một điều khoản, thậm chí trong một nghị định. Các vi phạm của nhà báo, của hoạt động báo chí nên được điều chỉnh bởi quy định chung hiện hành.

* Bài viết không dẫn nguồn sẽ bị xử phạt. Quy định này đi ngược với Luật báo chí. Luật báo chí quy định rõ nhà báo có quyền sử dụng nguồn tin riêng của mình và chịu trách nhiệm trước nguồn tin đó...

- Nên xử phạt hành vi bịa đặt, tạo những thông tin giả. Nhà báo muốn viết tin bài phải có thông tin, có thể do chính nhà báo tìm hiểu được, có thể từ các nguồn tin của mình, từ các tài liệu công khai. Trách nhiệm của nhà báo là phải đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin, phải trung thực, không bịa đặt. Trách nhiệm và đạo đức của nhà báo là phải bảo vệ nguồn tin. Do vậy việc xử phạt không dẫn nguồn là không thực tế và không khả thi.

Không khả thi ở chỗ một bài viết có thể có rất nhiều nguồn, không thể liệt kê ra được. Tuy nhiên nhà báo cũng cần dẫn được nguồn khi cần thiết để bảo vệ những điều mình viết ra là đúng, là không phải bịa đặt.

* Thưa ông, những cụm từ viết báo “sai sự thật”, “gây ảnh hưởng nghiêm trọng” mang tính chất chung chung, không xác định rõ, cụ thể hành vi vi phạm của nhà báo...

- Có thể chứng minh được việc viết sai sự thật nhưng cho rằng gây ảnh hưởng nghiêm trọng thì cực kỳ khó. Ví dụ như Vedan gây thiệt hại như vậy nhưng đến nay chưa ai chứng minh được họ gây thiệt hại bao nhiêu, có nghiêm trọng không. Đấy là thiệt hại về kinh tế còn dễ tính toán hơn loại thiệt hại được cho rằng do báo chí gây ra. Do vậy, cần phải xác định rõ thế nào là gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Quy định của pháp luật là phải định lượng được, không thể cảm tính. Không xác định được rõ ràng thì không nên đưa vào biện pháp chế tài.

TRUNG CƯỜNG thực hiện

TRUNG CƯỜNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên