06/07/2012 21:23 GMT+7

Không gian thơ phức hợp của Nguyễn Quang Thiều

PHAN HOÀNG
PHAN HOÀNG

TTO - Ngày 28-6 vừa qua, tọa đàm Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều do Viện Văn học tổ chức tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều nhau về nhà thơ được xem là một trong những cánh chim đầu đàn của thế hệ thơ Việt trưởng thành sau năm 1975.

Không gian thẩm mỹ thơ Nguyễn Quang Thiều là không gian phức hợp và chuyển động của vẻ đẹp đau buồn tuyệt vọng lẫn hi vọng, của giấc mơ bị hủy diệt và đang sinh sôi, của những sinh linh vô danh bị vùi lấp và đang tái sinh… được thể hiện bằng ngôn ngữ vừa giản dị vừa rậm rạp và những thi ảnh được linh thiêng hóa đầy tính mê dụ.

2u7ayFXv.jpgPhóng to

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Văn bản ngoài lễ khấn ông nội

Trong bóng tối huyền diệuông nội tôi hiện ragiống pho tượng khắc chìmtrong đá hoa cương đen

Ngôi nhà đang chuyển độngtrong vô tận thời gianvà giọng nói của Ngườivang chiếc chìa khóa đồngrơi xuống những bậc thềm thời giangiấu chiếc rương đựng bộ gia phả

Trí tưởng tượng của Ngườivề ngôi nhà không ngừng mở rộngbốn chiếc cột gỗ mọc cao mãidâng lên những mùa lá khổng lồ

Đêm đêm tôi trở về ngôi nhà cha xây xong của NgườiTừ đá hoa cương đen Người bước ravà nói:“Con mọc ra ngoài trí tưởng tượng của ta”.

Sau bậc cửa ngôi nhà vô hình

Không còn ngôi nhà ấy những cái cây quanh nhà biến mất.Tôi đi qua ban mai mơ hồ tiếng mở cửavà tiếng sủa con chó nhỏ ướt át sương đêm trên cánh đồng phía trướctôi đi qua tràn ngập tâm hồn mở ra một đầm nước lộng lẫy bầy thiên ngamang gương mặt thiếu phụ đã chết bay lênvọng tiếng kêu khe khẽ một đêm ân ái đã lâu trong những tối thu

Ngôi nhà trôi về đâu con đường mòn chìm khuấttôi đi qua hoàng hôn tiếng cửa dần dần đóngbầy thiên nga thiếp ngủ trên sóng rì rầmngười thiếu phụ gọi về trong ngày hạ cuối cùng.

Biến mất cánh đồng trong bóng tối bất tậnNhững ngôi sao dần dần trong dần dần tinh khiếthơi ấm bộ lông chó bên bậc cửa, sủa khe khẽ, khe khẽ sủa trong mơngười thiếu phụ vẫn thở trong ngôi nhà vô hìnhvà cái thai dần lớn bởi giấc mơ tôi.

Những cánh bướm

Đâu đấy, một cánh bướm run rẩy, trong hơi thở tháng GiêngMột cánh bướm như không có bởi mỏng hơn cả sự mơ hồNhưng đã mở ra, ở đâu đó, một cánh bướm có thậtKhông bởi màu sắc rực rỡ mà bởi như hơi nước đang tỏa

Chúng ta đổ ra quảng trường, chen lấn và xô đẩyMột số ai đó gào thét và nhiều lúc đập pháVà chúng ta quên đi, đâu đấy, trong những lùm cây bé bỏngđang rộn rã mùa sinh nở côn trùng

Đâu đấy ánh sáng không bao giờ tắt trong cả những đêmVà sự chuyển động mỗi lúc một mãnh liệt trong cái kén bất độngRồi đột ngột xuất hiện, trong sự chờ đợi của đất đai, của cây cỏ và bầu trời,một sự sống diệu kỳ với vẻ đẹp mong manh

Đâu đấy, không chỉ một đâu đấy, mà tràn ngập bất tậnTừ bóng tối đến ánh sáng, mở ra những cánh bướmVà theo luồng hơi thở ấm áp và rộng lớn của tháng GiêngChúng mang vẻ đẹp của đời sống đi khắp thế gianMà không để lại một tiếng động nhỏ.

Bài hát về cố hương

(hay là Bản tuyên ngôn về làng Chùa)

Tôi hát bài hát về cố hương tôiKhi tất cả đã ngủ sayDưới những vì sao ướt đẫmNhững ngọn gió hoang mê dại tìm về

Đâu đây có tiếng nói mê đàn ông bên mái tóc đàn bàĐâu đây thơm mùi sữa bà mẹ khe khẽ tràn vào đêmĐâu đây những bầu vú con gái tuổi mười lăm như những mầm cây đang nhoi lên khỏi đấtVà đâu đây tiếng ho người già khúc khắcNhững trái cây chín mê ngủ tuột khỏi cành rơi xuốngGóc vườn khuya cỏ thức một mình

Tôi hát bài hát về cố hương tôiTrong ánh sáng đèn dầuNgọn đèn đó ông bà tôi để lạiĐẹp và buồn hơn tất cả những ngọn đènThuở tôi vừa sinh raMẹ đã đặt ngọn đèn trước mặt tôiĐể tôi nhìn mặt đèn mà biết buồn, biết yêu và biết khóc

Tôi hát bài hát về cố hương tôiBằng khúc ruột tôi đã chôn ở đóNó không tiêu tanNó thành con giun đấtBò âm thầm dưới vại nước, bờ aoBò quằn quại qua khu mồ dòng họBò qua bãi tha ma người làng chết đóiĐất đùn lên máu chảy ròng ròng

Tôi hát, tôi hát bài ca về cố hương tôiTrong những chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốmMột mai đây tôi sẽ nằm trong đóKiếp này tôi là ngườiKiếp sau phải là vậtTôi xin ở kiếp sau làm một con chó nhỏĐể canh giữ nỗi buồn - báu vật cố hương tôi.

Thay lời nguyện cầu

Chúng ta thường chăm sóc những ngôi mộ bằng nỗi sợ hãi và tiếc thươngNhưng ít người chúng ta nhìn thấy cỗ xe tang lộng lẫyTrong tiếng trống tưng bừngLàm thần chết cũng hết phiền muộnVà tên tuổi chúng ta được khắc trên phiến đá lặng imLấp lánh và uy nghiêmNhư tên các vị thánhÍt hơn nữa những người chúng taTìm thấy âm nhạc tinh khiết trong buổi cầu hồnVà gương mặt những nhạc công phường bát âmĐắm say trong thế giới bí ẩnVà càng ít hơn những ngườiSau chén trà buổi tốiNgồi trên tràng kỷ nghe bài điếu văn viết cho mìnhVang lên với một giọng trầmTrong một tối mùa thu tuyệt đẹpVà lúc đó ở bên ngoài cửa sổKhu vườn giàn giụa trăngHọ đã nhìn thấy vẻ đẹp diệu kỳTrong những gì luôn đe dọa người khác.

Người thổi kèn rắn

Tựa tường, ngồi ngủ như đã quên thế giantrên con đường ven biển. Chiếc kèn nằm bên đôi giày rách.Những gì đã diễn ra khoảnh khắc trước đógiai điệu cây kèn, điệu múa con rắn, sự quyến rũ của nỗi sợ hãi.

Không trí tuệ, không pháp thuật, không phải những đồng xu,chỉ sự điên rồ chăng? Của cả hai ta, không lời nào để nói.Không đánh lừa được ai kể cả kẻ đần độn, chỉ đánh lừa chính mìnhÔi hai ta, những kẻ biết được sự trống rỗng trong âm nhạc ấy, trong vũ điệu ấy

Cả nỗi hoảng sợ ấy cũng không có thựcBi kịch đến quá sớm khi ngày chưa tànTrong chiếc giỏ nhiều màu không còn con rắn nàoNhưng không vì thế mà mọi chuyện kết thúc

Vẫn tựa tường ngồi ngủ, hỡi người thổi kèn rắn, du khách đến rồi điBóng tối phủ lên người tấm vải đen, người vẫn không thức dậyPhải chăng chính nọc độc của kẻ trong cuộc đã tìm cách giải thoát cả haikhỏi sự trống rỗng, dối lừa từng nhân danh những điều huyền diệu.

Lịch sử một tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ

Người hướng dẫn: Được dệt thủ công bởi một người đàn bà mù Thổ Nhĩ KỳNgười mua: Mua lại từ một ông già da đen Cuba ở Havana năm 1986Chủ nhân: Quà tặng của con trai tôi. Được treo trên bức tường này 21 năm.

Lúc gần sáng tiếng những cành khô gãyNhững con nai cái mùa động đựcChủ nhân bức thảm 87 tuổi tỉnh giấc uống trà nguộiNhững con nai đực ngùn ngụtNgôi nhà như không bao giờ mở cửaMột bà già đi tiểu lần thứ 5, nói:“Mẹ đau lắm”

21 năm tấm thảm không thay đổi chỗ treoNgười đàn ông 50 tuổi thường trở về và đứngTrong ngôi nhà nửa bóng tốiTràn ngập tấm thảm tiếng hô hoánVà phía sau tấm thảmMột lưỡi dao lạnh lùng đợiVà một cái chảo sùng sục sôi

Người hướng dẫn: Những ngón tay người đàn bà mù Thổ Nhĩ Kỳ giờ bị liệtNgười mua: Ông già da đen Cuba đã tự vẫnChủ nhân: Tôi chỉ nhớ gương mặt con trai tôi khi nó mở bức thảm ra

Có một người lúc nào cũng rétĐứng nhìn tấm thảmHai bàn chân bị đông cứng trong vũng máuỞ chân tường

Người hướng dẫn: (đã bỏ nghề)Người mua: Hình như không phải tấm thảm tôi đã muaChủ nhân: Tôi nhìn thấy những người thân đã chết chạy nấp sau những gốc cây trong tấm thảm

Bây giờ là năm thứ 22.

Thư của một nhà thơ Việt thế kỷ 21 gửi những nhà thơ đời Đường

Vẫn trong bình cổ rượu đựng, vẫn trong nghiên mực màiVẫn bên hiên gần sáng chim én kêu, vẫn góc vườn đỗ quyên mầm nẩyVẫn ngọn núi tuyết phủ, vẫn con đường gió lạnh thổiVẫn lầu khuya trăng sáng suông, vẫn chân cầu nước chảy lạnhVẫn thời thế như lụa bay, kiếm phất, vẫn đồng nội máu chảy, quạ kêuVẫn gối mây chiếu cói, vẫn rũ tóc canh khuya, vẫn ngóng chân mây cuối bểVẫn vận luật ấy, vẫn bài thơ bốn câu, vẫn tửu quán say nghiêng ngả đọcVẫn đập chén ngửa mặt thề, vẫn gạt lệ nhìn hoa cúi đầu tủiNhưng không còn kẻ nào mặc áo mỏng rời kinh thành ra đi một mình trong mùa đông này.

PHAN HOÀNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên