08/10/2017 08:00 GMT+7

Không cho tiền con không ăn cắp? Sai quá sai!

Ths NGUYỄN VĂN CÔNG (giảng viên tâm lý)
Ths NGUYỄN VĂN CÔNG (giảng viên tâm lý)

TTO - Không cho tiền không giúp trẻ miễn nhiễm với thói hư tật xấu. Và không phải hễ trẻ biết xài tiền sớm là sẽ ăn cắp.

Không cho tiền con không ăn cắp? Sai quá sai! - Ảnh 1.

Dạy con tiêu tiền đòi hỏi sự khéo léo của cha mẹ - Ảnh: DealNews

Tôi là đứa trẻ mà cả thời kỳ đi học (kể cả 4,5 năm học đại học) chẳng có lấy một đồng tiền ăn vặt. Tôi chưa bao giờ buồn ba mẹ vì biết nhà mình nghèo, nhưng tôi hay mặc cảm, có ít bạn bè và suy nghĩ nhiều thứ khi bắt đầu bước chân vào cấp III".

Bạn đọc Nguyễn Sơn

Dạy trẻ biết cách tiêu tiền là việc cần thiết và rất nhạy cảm, đòi hỏi ở cha mẹ một sự khéo léo và nghiêm khắc.

Theo chuyên gia, việc sử dụng tiền giúp trẻ phát triển trí thông minh, biết tính toán linh hoạt, hình thành khả năng quản lý và tổ chức cuộc sống có hiệu quả. 

Dạy trẻ biết giá trị của đồng tiền

Thử suy ngẫm tình huống sau: một đứa trẻ 8 tuổi, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 làm rất tốt, nhưng lại ngây ngô và lúng túng không biết làm sao để tính toán mua những vật dụng đơn giản như cái bút, cái thước, quyển vở, gói bim bim… Như thế không thể chứng tỏ con mình ngoan ngoãn, miễn nhiễm với thói hư tật xấu. 

Ý kiến cho rằng cho con tiêu tiền sớm con dễ bị hư hỏng hoàn toàn mang tính áp đặt, chủ quan, vô căn cứ. Vì thực tế dù muốn hay không, đến một giai đoạn nhất định của sự phát triển nhân cách, trẻ cũng cần có nhận thức, thái độ và hành vi với tiền bạc. 

Việc dạy con tiếp cận chuyện tiêu tiền không phải là yếu tố quyết định con ngoan hay hư, mà dạy con hiểu giá trị đồng tiền và cách sử dụng hợp lý mới là điều quan trọng.

Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ nhận biết việc sử dụng tiền ngay từ khi chúng bắt đầu có nhận thức về đồng tiền và biết cách tính những phép toán cộng trừ đơn giản. 

Việc này sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền, giá trị của đồ dùng mà chúng đang sử dụng, phải có tiền thì chúng mới mua được đồ dùng đó. 

Bé thích được xài tiền giống các bạn xung quanh là bình thường. Nếu không được như bạn, bé sẽ cảm thấy mình thua thiệt, và khi sự ham muốn tột độ không thể kiềm chế thì bé có thể nảy sinh tiêu cực có thể như lấy cắp tiền của ba mẹ, bắt nạt để lấy của bạn bè... "

Bạn đọc Lâm Phạm

Hơn nữa, trẻ phải biết được giá trị của lao động, đồng tiền chúng có được là do phải chăm chỉ làm việc mà có. Việc cho trẻ quyền quản lý chi tiêu sẽ giúp trẻ chủ động, tự lập và có trách nhiệm với số tiền mà chúng có được. 

Chính thực tiễn việc sử dụng tiền trong mua bán sẽ giúp trẻ "khôn ngoan" hơn những câu răn dạy nặng lý thuyết giáo điều về tính tiết kiệm.

"Nguyên tắc vàng" khi dạy con xài tiền

"Ngay từ lớp 1 có thể dạy con cách tiêu tiền. Không chỉ vậy, cha mẹ có thể dạy con cách kiếm tiền để giúp trẻ cảm nhận được bước đầu về giá trị đồng tiền.

Hãy tạo điều kiện để trẻ có thể sử dụng tiền một cách chủ động, qua đó giúp các bé tự tin khi trao đổi mua bán cũng như hình thành kỹ năng mua hàng", tiến sĩ giáo dục Nguyễn Minh Thức (Hội tâm lý - giáo dục Đồng Nai) chia sẻ.

Không cho tiền con không ăn cắp? Sai quá sai! - Ảnh 4.

Em Nguyễn Thị Bích Hà (Bình Thạnh, TP.HCM) phụ mẹ bán hàng sau giờ học - Ảnh: D.N.

Khi dạy con xài tiền, cha mẹ cần nhớ tuân theo những nguyên tắc:

- Nhất quán và cương quyết: Bạn hãy giữ vững quan điểm của mình, luôn nhất quán giữa lời nói và việc làm. Hãy thống nhất với con trong việc cho con tiền để tiêu vào việc gì, giải thích rõ con tiết kiệm tiền để mua những gì. 

Nếu bạn nói với trẻ rằng đây là số tiền cha mẹ cho con để con mua chiếc áo yêu thích, thế nhưng vì ngẫu hứng bạn đã mua chiếc áo đó về, rồi lại cho con thêm tiền thì bạn sẽ khiến con nghĩ rằng cha mẹ kiếm tiền rất dễ, mình cứ vô tư mà tiêu, thế nào rồi mẹ cũng sắm cho mình những thứ mình muốn.

- Tuyệt đối không ràng buộc việc cho con tiền tiêu vặt với trách nhiệm của con trong gia đình: Cha mẹ hãy giáo dục trẻ biết chia sẻ cùng mọi người những công việc vừa sức, dạy cho trẻ hiểu đó là trách nhiệm của con và không thưởng tiền trẻ khi chúng thực hiện những việc phục vụ bản thân. 

Hãy tránh cách ứng xử với con kiểu: "Nếu con tự gấp áo quần của mình, mẹ sẽ thưởng cho con 10.000 đồng". Điều đó sẽ khiến trẻ nghĩ rằng cha mẹ phải trả công khi trẻ làm bất cứ việc lặt vặt nào trong nhà. 

Như vậy, trẻ dễ có tư tưởng "vật chất hóa" mọi việc, sống thực dụng, tâm lý sòng phẳng thái quá khi đối nhân xử thế.

Tuy nhiên cha mẹ có thể tạo cơ hội cho trẻ làm thêm để tăng thêm thu nhập và thêm yêu lao động như làm đồ gia công, thu gom bán sách báo, đồ đồng nát…

- Chỉ nên cho trẻ một số tiền vừa đủ: Ngay cả khi gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, cha mẹ cũng không nên cho trẻ số tiền quá nhiều so với mức chi tiêu cần thiết của một đứa trẻ. Đặc biệt cha mẹ phải bàn bạc với trẻ để đi đến sự nhất trí cao là sẽ dùng số tiền đó vào việc gì. 

Nếu trẻ tiêu hoang số tiền đó, cha mẹ cần chấn chỉnh ngay. Nếu trẻ không thật sự bằng lòng với số tiền cha mẹ cho, cần giải thích một cách thật cụ thể để trẻ hiểu điều kiện kinh tế của gia đình mình chưa thể cho con nhiều hơn.

Không cho tiền con không ăn cắp? Sai quá sai! - Ảnh 5.

Nên dạy con tiết kiệm từ bé - Ảnh: moneyinstructor.com

Khi trẻ mới bắt đầu tập tiêu tiền, không nên cho trẻ ngay một số tiền lớn mà chỉ cho trẻ một khoản tiền rất nhỏ (vừa đủ mua một hộp sữa, mua được một quyển vở, một ngòi bút…) để trẻ chủ động mua khi có nhu cầu. 

Số tiền trẻ tiêu vặt sẽ được tăng dần lên khi trẻ lớn hơn, có nhiều nhu cầu thực sự chính đáng và đã biết cách tiêu tiền.

"Chỉ 10.000 đồng mà con luôn vui vẻ, hòa nhập thì tại sao không?"

Theo bạn đọc Nguyễn Sơn, cha m đng lăn tăn chuyn có cho tin con đi hc hay không vì cho tin ăn vt là vic nên làm. Tr con ch cn ùa ra căngtin vi bn bè là thích, chúng ta ch cn điu chnh xem con ăn th đó phù hp chưa.

"Con tôi học lp 2, sáng tôi cho 5.000 đng, chiu 5.000 đng. Ch có 10.000 đng mà con bn luôn vui v, hòa nhp tt cng đng thì ti sao không?

Còn đa ln lp 8, mi tun tôi cho 150.000 đng đ cháu biết hoch đnh đng tin trong tun làm gì và mua gì, cui tun thì ph ba m đ hiu được 150.000 đng ba m cc thế nào mi có được", bạn đọc này chia sẻ.

Ths NGUYỄN VĂN CÔNG (giảng viên tâm lý)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên