30/11/2010 05:00 GMT+7

Khổ với mồ hôi tay!

Bác sĩ TỊT TUỐT
Bác sĩ TỊT TUỐT

TTC - Đối tác đưa tay bắt, bạn lúng túng khổ sở lấy khăn lau tay rồi mới chìa tay ra. Khi đánh máy vi tính, các ngón tay cứ bị dính vào chữ trên bàn phím... Có học sinh ngồi viết bài phải đặt tờ giấy thấm xuống trang vở nếu không muốn bị ướt tập nhòe mực... Tình trạng khó chịu đó là do chứng bệnh đổ mồ hôi tay. Đông y gọi bệnh này là “Phát hãn”, có người gọi là “Tự hãn” bởi “hãn” trong tiếng Hán nghĩa là “mồ hôi”.

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

PwawQWfb.jpgPhóng to

Theo ước tính của các nhà khoa học Mỹ thì bệnh “tay chảy nước” chiếm chừng 1% dân số và thường gặp ở người trẻ tuổi. Các nhà di truyền học Mỹ còn chứng minh rằng 28% con của những bệnh nhân đau khổ này cũng mắc bệnh.

Nguyên nhân của bệnh:

Chúng ta biết tuyến mồ hôi là “tuyến bã” tức là làm nhiệm vụ đào thải. Trên da của chúng ta có 2 - 3 triệu tuyến mồ hôi. Chúng giống như hệ thống máy lạnh 2 chiều. Khi nóng, mồ hôi tăng tiết để thải nhiệt, giúp cơ thể mát. Khi lạnh, các tuyến mồ hôi co lại để giữ nhiệt.

Các nhà thần kinh học cho rằng: Những tuyến mini ở bàn tay bình thường chỉ tiết nước làm ẩm để ta thấy chúng không bị khô, nó chịu sự điều khiển của hệ thần kinh thực vật, trong đó hệ giao cảm chỉ huy việc tăng tiết. Nếu vì lý do nào đó (mà di truyền là yếu tố hiện ta chưa làm gì được) hệ giao cảm chỉ huy vùng tay tăng cường hoạt động thì các tuyến mồ hôi mini nơi đây cứ như những van nước bị hỏng gioăng cao su - nói vậy các bạn có thể hình dung được. Giả thuyết này được minh chứng rõ ràng là khi ngủ thì bàn tay đâu có đổ mồ hôi, vì cả hệ thống thần kinh đều ở trạng thái ức chế.

Thần kinh và tâm lý luôn có mối quan hệ hữu cơ. Vì thế, chúng ta thấy một chàng đứng trước nàng xúc động, tim đập nhanh, nhịp thở dồn dập, và chẳng may chàng bị chứng “phát hãn”, thì từ 2 bàn tay, hàng trăm vòi nước mini tự động mở khiến tay chàng ướt sũng. Lúng túng, dập dình, muốn nắm tay bạn gái lại sợ cái món nước kia cứ như máy bơm tự động, khiến nàng hiểu lầm thì nguy to. Tuy nhiên, thần kinh và mạch máu cũng có mối liên hệ với nhau. Khi lạnh, mạch ngoại vi co lại, mồ hôi cũng ra ít đi, nếu có xúc động đùng đùng thì các vòi nước mini cũng hạn chế bài tiết hơn.

Vì tuyến mồ hôi là hệ bài tiết, nên khi bạn ăn thực phẩm kích thích như cà-ri, hành, tỏi, chúng không chỉ là nhân tố “bốc mùi” mà còn làm “cổ động viên” cho hệ thần kinh giao cảm khiến bàn tay “chảy nước” nhiều hơn. Bà con mình quen gọi chứng ra mồ hôi tay là “phong thấp”, các bác sĩ Đông y cho đây là tình trạng thoát dương khí ra ngoài. Nếu trục trặc xảy ra ở đường kinh Tâm bào Tiểu trường thì 2 bàn tay bị phát hãn. Nếu trục trặc ở đường kinh Thận thì 2 bàn chân cũng ướt sũng luôn.

Chữa trị ra sao?

Ở ta bệnh viện Bình Dân, Chợ Rẫy đã áp dụng phương pháp đốt, hoặc cắt hạch giao cảm. Nếu thực hiện đúng thì khổ chủ sẽ thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, từ chỗ “ướt át” thì nay 2 bàn tay trở thành “khô queo”. Có bác sĩ đề nghị tiêm huyết thanh nóng diệt hạch giao cảm, kết quả 5 ăn 5 thua, sau một thời gian mồ hôi lại tái xuất giang hồ.

Vài tác giả nước ngoài đề nghị tiêm Botox vào dưới da bàn tay. Tuy nhiên, phương pháp này tốn kém, sau 6 tháng phải tiêm lại, và tác dụng phụ là có thể làm teo cơ ở vùng bàn tay. Sau một thời gian cổ động cho Botox, đến nay không ai nhắc tới biện pháp này nữa.

Đông y quan niệm phát hãn là tình trạng thoát dương khí ra ngoài quá mức, nên dùng những biện pháp ôn bổ khí. Những lương y giỏi dùng cách bấm huyệt gọi là “Hoa Đà giáp tích” tức là bấm toàn bộ những huyệt hai bên đốt sống. Còn nếu ra mồ hôi tay nhiều, có thể bấm Lao cung, Hậu khê, Hợp cốc. Nếu đổ mồ hôi chân thì bấm huyệt Dũng tuyền, Thái khê, Phục lưu.

Một số lương y khuyên uống trong, xông ngoài. Cách làm như sau: Lá dâu tằm chừng 100g sắc uống mỗi ngày. Dùng lá lốt cả cây và rễ, rửa sạch, nấu nước rồi xông bàn chân, bàn tay trên nồi. Khi nước chỉ còn ấm thì ngâm cả chân và tay trong nước đó. Số khác đề nghị ngâm chân tay trong nước muối ấm hoặc thoa hai bàn tay trong bột mẫu lệ (Concha Ostreae), kết quả cũng đỡ được chừng 50%. Mồ hôi tay không phải là trọng bệnh, nhưng tạo ra rắc rối trong công việc cũng như sinh họat. Một chế độ ăn ít chất kích thích, ngủ đủ, và sinh hoạt điều độ, cùng với những cách dân gian nói trên sẽ góp phần hạn chế hiện tượng “chảy nước tay” của các bạn.

mHJt3VbR.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Cười số 416 ra ngày 15-11-2010hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

Bác sĩ TỊT TUỐT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên