Khai sinh con tôi bị ghi “quá hạn”Sẽ không còn giấy khai sinh, sổ hộ khẩuSố định danh sẽ thay giấy khai sinh, hộ khẩu
Sự việc này là do anh sử dụng cùng lúc hai giấy khai sinh, và đó cũng là nguồn cơn rắc rối sau này.
* ÔngNGUYỄN VĂN VŨ (trưởng phòng hộ tịch -quốc tịch, Sở Tư pháp TP.HCM): Ở đây có hai vấn đề: chuyện giấy khai sinh của anh S. và chuyện xác định lại cha mẹ ruột của anh S.. Đối với trường hợp phải cải chính giấy khai sinh thì anh S. cần tìm lại những giấy tờ gốc, nếu mất giấy tờ gốc thì có thể tìm trích lục lại trong hồ sơ gốc nơi đã đăng ký khai sinh. |
Cha mẹ anh S. không đăng ký kết hôn nên sau khi sinh con năm 1985 phải nhờ vợ chồng người em đứng ra khai sinh giúp. Nhưng năm đó vợ chồng người em cũng sinh con nên không thể làm khai sinh cho cả hai đứa trẻ mà khai sinh cho anh S. vào năm 1986. Khi S. 6 tuổi, mẹ anh không muốn con đi học muộn nên chạy vạy thế nào có được giấy khai sinh đúng tuổi, đúng ngày tháng năm sinh và mang tên cha mẹ ruột. S. đi học bằng giấy khai sinh này, còn hộ tịch ghi ngày tháng năm sinh “giả”, tên “cha mẹ” là chú thím. Rồi khi gia đình nhỏ của cha mẹ anh S. tách khỏi gia đình lớn, anh được nhập khẩu theo cha ruột. Tuy nhiên, bởi gia đình nhiều lần chuyển nhà nên bản chính giấy khai sinh năm 1985 của anh S. đã bị thất lạc.
Anh S. vẫn sử dụng cả hai loại giấy tờ như vậy cho cả việc học và thực hiện mọi quyền và nghĩa vụ công dân tại địa phương. Sau khi học xong bậc phổ thông, với bằng tốt nghiệp được ghi tên Lương Đình S., sinh ngày 26-1-1985, anh S. vẫn thấy mọi việc suôn sẻ và trôi chảy, không có gì bất thường. Nhưng khi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì hồ sơ quân nhân của anh lấy theo sổ hộ tịch. “Hết thời gian nghĩa vụ quân sự tôi được chuyển sang lực lượng chuyên nghiệp, rồi mới đây tôi được cử đi học”. Rắc rối khi anh S. đã đi học xong một nửa học kỳ, nhà trường yêu cầu hoàn thiện hồ sơ nên phát hiện “sự khác biệt”. “Dù rằng hộ khẩu của tôi nay chỉ có một nhưng việc không thống nhất trong hồ sơ khiến con đường học hành của tôi đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có thể bị buộc thôi học” - anh S. nói.
Khi mang những hồ sơ của mình đến các cơ quan chức năng để được tư vấn thì anh S. bị... hoang mang. “Cán bộ tư pháp phường nói rằng việc này phải qua tòa án giải quyết. Nhưng khi nộp đơn thì TAND Q.Tân Phú nhất định không nhận đơn và cho rằng thẩm quyền giải quyết việc này là của UBND phường, quận. Thiệt tình, tôi hoang mang quá, nếu không giải quyết được vụ việc thì có nguy cơ tôi bị buộc thôi học. Việc người lớn làm sai thì đã sai rồi, bây giờ tôi muốn được sửa sai để cuộc sống của mình không bị thiệt thòi, khó khăn sau này. Tôi mong các cơ quan chức năng giúp đỡ tôi được đổi lại cho đúng” - anh S. nói.
* Luật sưNGUYỄN VĂN HẬU (phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM): Thẩm quyền giải quyết thuộc UBND cấp phường Theo quy định tại các điều 32, 33 nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 2-2-2012 của Chính phủ quy định việc nhận cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính được thực hiện nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con. Và UBND cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện việc đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Thủ tục như sau: người nhận cha, mẹ, con phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Kèm theo tờ khai phải xuất trình giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con; các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con nếu có. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp thì UBND phường sẽ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và chủ tịch UBND phường ký và cấp cho mỗi bên một bản chính quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Ngoài ra anh S. cần thực hiện thêm thủ tục cải chính hộ tịch theo quy định pháp luật. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận