Vi khuẩn tụ cầu vàng khi xâm nhập vàp thực phẩm có thể gây bệnh rất nguy hiểm cho người ăn - Ảnh minh họa
"Trong trường hợp tiêu chảy nặng hoặc ói nhiều do ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước, người bệnh cần được bù đủ nước qua đường uống và truyền dịch nếu cần"
PGS.TS Lâm Vĩnh Niên – Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ.
Theo PGS.TS Lâm Vĩnh Niên, trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, ngộ độc thực phẩm do staphylococcus là bệnh đường tiêu hoá do ăn thức ăn bị nhiễm độc tố do vi khuẩn staphylococcus aureus.
Người mang vi khuẩn staphylococcus có thể gây nhiễm vào thực phẩm nếu không rửa tay trước khi chạm vào thực phẩm.
Vi khuẩn staphylococcus nhiễm vào thực phẩm có thể sinh sôi, tạo độc tố. Vi khuẩn có thể bị tiêu diệt khi nấu, nhưng độc tố không bị phá hủy và vẫn có thể gây bệnh.
Đặc biệt, thực phẩm không được nấu sau khi xử lý, chế biến có nguy cơ cao bị nhiễm staphylococcus. Thực phẩm bị nhiễm độc tố staphylococcus có thể vẫn trông bình thường, không có mùi lạ.
Trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng. Bên cạnh đó, thực phẩm có thể bị nhiễm các hóa chất khác như kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản...
Các nguyên tắc bảo quản và chế biến thực phẩm
Theo PGS.TS Lâm Vĩnh Niên cho biết khi bảo quản thực phẩm cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn thực phẩm. Không để thực phẩm trong vùng nguy hiểm (4 đến 60°C) quá 2 giờ, hoặc không quá 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài là 32°C.
Rửa tay kỹ (trong 20 giây) với xà phòng và nước trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn.
Không chế biến thức ăn nếu đang tiêu chảy, nôn ói.
Mang găng tay khi chuẩn bị thức ăn nếu có vết thương, nhiễm trùng bàn tay, cổ tay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận