14/01/2009 09:41 GMT+7

Khạp gạo ngày Tết

       CHI LAN
       CHI LAN

TTO - Ngày 29 Tết, má dở khạp gạo ra “Đứa nào chạy lại đầu xóm kêu chú Phước đem gạo vô đổ đầy khạp nghe!”. Năm nào má cũng nói câu đó dù mấy đứa từ con đến cháu trong nhà chúng tôi đều thuộc nằm lòng cái chuyện gạo muối này.

IBi2URv8.jpgPhóng to
TTO - Ngày 29 Tết, má dở khạp gạo ra “Đứa nào chạy lại đầu xóm kêu chú Phước đem gạo vô đổ đầy khạp nghe!”. Năm nào má cũng nói câu đó dù mấy đứa từ con đến cháu trong nhà chúng tôi đều thuộc nằm lòng cái chuyện gạo muối này.

Má tôi nói “Hồi ngoại còn sống, bà kỹ lưỡng mấy vụ này lắm. Cứ Tết đến, bước sang ngày mùng một là mọi thứ trong nhà từ khạp gạo, hủ muối, lu nước… đều phải đầy ắp hết. Có vậy năm mới nhà mới sung túc, làm ăn khấm khá”. Ngoại mất lâu rồi, má tôi vẫn làm y theo như vậy, không quên điều gì.

Cũng như cái chuyện cúng cơm trên bàn thờ từ lúc rước ông bà chiều ba mươi Tết đến ngày mùng bảy, má cũng nhất nhất làm theo như thói quê, phải mỗi bửa mỗi dọn cơm cúng cho đến ngày hạ nêu mới thôi, không giống như đa số người thành phố chỉ cúng rước ông bà rồi mùng ba cúng tất là xong. Còn nhớ ngày nhỏ, lũ trẻ chúng tôi ít chịu ăn cơm nhà. Mấy bữa Tết đứa nào cũng cuốn vài cuốn bánh tráng nem với bì hoặc thịt khìa ăn vội ăn vàng rồi lủi mất. Đứa nào cũng sợ ở nhà ăn cơm sẽ phải bưng đồ cúng bàn thờ, cúng xong phải dọn dẹp, rửa chén bát. Mà mâm cơm cúng nào có ít món đâu, dọn lên dọn xuống ít gì cũng ba bốn cái tô, cả chục cái dĩa, chưa kể chén, đũa của cả ba mâm cúng đất đai, cửu huyền, ông bà…

Riêng về chuyện gạo muối, tôi nhớ như in lời dạy của má. Má tôi nói trên đời này có gì quý hơn gạo đâu. Đó là hạt ngọc trời cho để nuôi sống con người, đánh dấu thời định canh định cư, thoát khỏi cảnh “ăn lông ở lỗ”. Còn hạt muối cho bữa ăn mặn mòi, ngon miệng, cho chúng ta cứng cáp, khỏe mạnh. Nên cứ có gạo, có muối là mình sống được. Lúc nhà còn khá giả, má tôi vẫn hay đem gạo cho mấy gia đình nghèo trong con hẻm sau nhà khi Tết đến.

Giờ má tôi không còn nữa. Những đứa trẻ trốn cơm nhà ngày Tết cũng đã bước vào tuổi heo may cả rồi mà sao những lời nói kia vẫn văng vẳng bên tai: “tụi con đừng coi thường đất lề, quê thói. Những điều ông bà để lại đều có lý của nó bởi đó là trải nghiệm cuộc đời qua lớp lớp thời gian đó”.

Bắt chước má, ngày cuối cùng của năm cũ, tôi lại dở khạp gạo, hũ muối ra đổ gạo đổ muối vào thật đầy với niềm hi vọng như má tôi ngày nào về một năm mới no đủ. Bắt chước má, tôi cũng để ra mấy bịch gạo nhỏ cho vài gia đình tản cư ra TP ở trọ trong xóm. “Của ít lòng nhiều”, chẳng phải má tôi thường nói vậy sao?

Và, tôi sẽ lại nói với đám con của mình: Ngày Tết, phải đổ đầy khạp gạo, hũ muối để mong ước một năm mới ấm no, sung túc. Bởi hạt gạo chính là hạt ngọc trời cho mà…

       CHI LAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên