25/01/2005 08:22 GMT+7

Khánh thành trùng tu di tích Trung ương cục miền Nam

ĐẶNG ĐẠI
ĐẶNG ĐẠI

TT (Tây Ninh) - Sáng 24-1, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức họp báo giới thiệu việc khánh thành trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, giáp biên giới Campuchia.

dqKtKQvN.jpgPhóng to
Bạn Nguyễn Thị Thu Lài, SV năm 4 khoa lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) đã đoạt giải nhất (khối đoàn viên - sinh viên) cuộc thi tìm hiểu "75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản VN" do Công đoàn và Đoàn trường tổ chức - Ảnh: Trần Huỳnh
TT (Tây Ninh) - Sáng 24-1, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức họp báo giới thiệu việc khánh thành trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, giáp biên giới Campuchia.

Những năm chống Mỹ, căn cứ Trung ương Cục quán xuyến toàn bộ chiến trường B2 (bao gồm toàn Nam bộ và hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận). Đây cũng là căn cứ kháng chiến được hình thành từ kháng chiến chống Pháp.

Trung ương Cục là căn cứ kháng chiến, trung ương thần kinh, nơi làm việc lâu dài nhất của lãnh đạo Đảng ta ở miền Nam - giữa lòng địch - trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, được thành lập năm 1961 (Trung ương Cục được hình thành từ trước 1954. Đến 1954, Bộ Chính trị quyết định giải thể, thành lập Xứ ủy Nam bộ. Năm 1961, Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần 3 - khóa III quyết định thành lập lại).

Nơi đây, nhiều lãnh đạo cao cấp của ta đã từng sống, chiến đấu và làm việc, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam như đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cố tổng bí thư Lê Duẩn, cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, cố thủ tướng Phạm Hùng... Nơi đây, cuối 1965, Đảng ta quyết định thành lập ATK (an toàn khu).

Năm 1990, Bộ Văn hóa - thông tin công nhận căn cứ Trung ương Cục miền Nam là di tích lịch sử văn hóa, xếp vào loại “đặc biệt quan trọng”. Căn cứ Trung ương Cục được trùng tu theo thể nguyên trạng, gồm phục chế, tái tạo nhà làm việc của các vị lãnh đạo qua các thời kỳ; các hầm, hào, nhà làm việc và tránh đạn pháo... Đặc biệt, nhà trưng bày di tích đã sưu tập được trên 1.000 hiện vật, trong đó có nhiều tư liệu lần đầu được công bố như bàn làm việc của cố tổng bí thư Lê Duẩn khi ông viết đề cương Cách mạng miền Nam, nhật ký chiến trường của các nhà báo và cán bộ miền Bắc đi B, bút tích của Bác Hồ gửi tổng bí thư Lê Duẩn đề nghị được vào thăm “căn cứ kháng chiến bắc Tây Ninh” (1967)...

* Hôm nay 25-1, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm ngày chiến thắng Tua Hai (26-1-1960 - 26-1-2005). Đây là chiến thắng đầu tiên, tiếng súng lệnh của Xứ ủy Nam bộ chính thức phát động phong trào đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang trên phạm vi toàn chiến trường miền Nam, mở màn cho phong trào Đồng khởi. Dịp này, hàng ngàn đoàn viên thanh niên Tây Ninh đã về tại chiến trường Tua Hai dự hội trại và nghe các chứng nhân lịch sử kể chuyện, nhắc lại truyền thống hào hùng.

ĐẶNG ĐẠI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên