![]() |
Nhà thơ Inrasara |
Inrasara in tập thơ đầu Tháp nắng năm 1996 khi anh đã gần 40 tuổi và đã được biết đến là một nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, với nhiều tác phẩm quan trọng. Tập thơ lập tức có tiếng vang, được nhiều nhà thơ, nhà báo giới thiệu (Trúc Thông, Hà Văn Thùy, Vũ Quần Phương, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Thị Minh Thái...), rồi được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1997.
Phải chăng "lạ" là một ưu thế của Inrasara, cũng như của Chế Lan Viên gần 60 năm trước? Thật ra, theo tôi, Tháp nắng báo hiệu một khả năng thơ nhiều hơn là một thi phẩm ưu tú. Đáng chú ý nhất trong thơ anh là thái độ dám chấp nhận hiện tại sáng suốt và hợp thời của một trí thức Chăm.
Từ Tháp nắng đến Sinh nhật cây xương rồng (1997), thơ Inrasara nhanh chóng vượt lên và định hình. Hình tượng thơ mang đậm dấu ấn riêng có của quê hương anh. Công khai nhận mình tiếp thu ảnh hưởng của văn học cổ điển Chăm, Inrasara đôi khi có được giọng của các bậc hiền triết, gợi nhớ đến Rasul Gamzatov:
Inrasara sinh năm 1957 tại Chakleng, Ninh Thuận.
Đã xuất bản các tập thơ: Tháp nắng (1996, Giải thưởng Hội Nhà văn); Sinh nhật cây xương rồng (1997); Hành hương em (1999); Lễ tẩy trần tháng Tư (2002).
Inrasara còn là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu đặc sắc về ngôn ngữ và văn hóa Chăm: Văn học Chăm, từ điển Chăm Việt - Việt Chăm, Văn hóa - Xã hội Chăm: nghiên cứu và đối thoại...
Con lừa đi tìm gánh nặngNhà văn đi tìm tiếng tămThầy tu đi tìm Thượng đếRiêng con đến gặp cuộc đời.Nhà thơ nói về con mình, vừa nhũn nhặn vừa kiêu hãnh lạ lùng:
Tầm thường như một ngọn cỏPhù du như một đóa hoaLà con - vĩnh cửu và lớn lao như một cuộc đời.
Với cái nghiệp thơ mình đang mang chở, Inrasara cũng có cái nhũn nhặn mà kiêu hãnh như vậy:
Hãy hình dung trăm ý tưởng tài hoa chịu làm vô danh cho tháp Chàm có mặt! Hãy hình dung thêm vạn bàn tay sần chai vì nó, đã ẩn mìnhThì sá chi thơ anh còm cõi chiều ngày tất bậtHãy thả cho gió bạt chúng về mấy cõi hư vinhKhông vỗ ngực, không tranh hơnKhông trốn chạy trước phận đời thất bátNhững câu thơ buồnLuôn có mặt nơi khổ đau có mặt.
Ở hai câu thơ cuối, ít có nhà thơ nào nói về thiên chức của thi ca giản dị mà hay đến thế.
Tập thơ mới nhất, Lễ tẩy trần tháng Tư (2003 - tác phẩm đoạt giải của Hội Nhà văn) thực sự là một bước tiến của Inrasara. Với tập thơ này, anh xứng đáng là một trong những giọng thơ cách tân nhất hiện nay.
Có nhiều bài hay (Tam tấu ở ngưỡng thế kỷ XXI, Bất ngờ nhiều cái nghĩ tối nay, Những dấu chân ơn nghĩa...) nhưng tôi muốn biểu dương bài thơ dài làm thành tên cả tập Lễ tẩy trần tháng Tư, nhất là đoạn thơ thứ 10, cũng là đoạn kết thúc.
Inrasara hoàn toàn không cần dựa vào vần, những hình tượng thơ độc đáo, chắt lọc và cảm xúc của tác giả đủ sức lôi cuốn người đọc. Đây là hình tượng nhập đồng của người pháp sư trong ngày lễ:
Không còn từ để gọi. Ông thét lên. Các từ xếp cánh và lủi mấtchỉ có tiếng thét Ông tràn vào khoảng trống trần gianA...U...MÔng thét lêntiếng thét dội đến bầy trâu gặm cỏ đồi xa dỏng tai ngheoan hồn bị lãng quên ngàn năm đội tro than ngồi dậycánh chim giật mình bay ra vội vã quay lạinhư sợ bị tranh mất nguồn vui tẩy trầnAUM...AUM...AUM....
Dường như trong đoạn thơ này, Inrasara có vận dụng những thủ pháp của sân khấu hoặc điện ảnh?
Có thể thấy ảnh hưởng của Chế Lan Viên trong giọng thơ thiên về suy tư của Inrasara. Chẳng hạn đoạn thơ này:
Chớ mơ giấc mơ thay con cháu anhNăm mươi năm, một trăm năm sau khi không còn anh nữaMớ thành tích anh nâng niu hôm nay họ làm xa lạNhững con đường, vòm trời khác mở raDẫu còn mồ hôi, nước mắt tiếp mồ hôi, nước mắt hôm quaCái bắt tay, mây trời, ngữ ngôn tất cảKhi đã qua tâm hồn cháu con khúc xạchúng hóa tiếng khóc, câu cười không còn là câu cười tiếng khóc anh mơ.
Người ta thấy cái bóng "Ông Chế" trong cái cách "viết lấy được" và con chữ "chớ" mệnh lệnh thức đầu câu! May thay bài kiểu này chỉ gặp ở tập Hành hương em.
Inrasara trong Lễ tẩy trần tháng Tư thực sự đã có giọng thơ riêng của mình, trở thành đại diện đầu tiên, rất xứng đáng của dân tộc Chăm trên thi đàn hiện đại VN.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận