Phóng to |
Nhà thơ Hữu Loan - Ảnh: Duy Anh |
Thi sĩ Màu tím hoa sim đã an nghỉ trên đồi simNgười đàn bà ngoài song cửaNhà thơ Hữu Loan: "Thơ tôi, dấu ấn đời tôi" Tác quyền Màu tím hoa sim: 100 triệu đồngBản gốc chính xác của Màu tím hoa sim?
Ông là một nhà thơ đích thực của nền thơ hiện đại VN. Ðích thực bởi thơ. Chỉ bằng hai bài Màu tím hoa sim và Ðèo Cả, Hữu Loan đã ghi danh mình cho thơ Việt ở sự riêng tư và mới mẻ.
Màu tím hoa sim là tiếng khóc của người chồng cho người vợ xấu số, là một tiếng kêu cho tình yêu trong thời đạn lửa, là lời phẫn uất trước số mệnh phũ phàng của con người.
Nhưng không chếtngười trai khói lửaMà chếtngười gái nhỏ hậu phươngTôi vềkhông gặp nàngMá tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tốiChiếc bình hoa ngày cướithành bình hươngtàn lạnh vây quanh.
Tiếng thơ ấy đã lập tức đồng vọng và lan xa trong lòng bao người, dẫu ở một thời chiến tranh bắt con người phải nén nỗi đau riêng, vùi chôn tâm trạng cá nhân để ra trận và cầm súng, bởi vì đó là tiếng thổn thức thắt nghẹn của con tim. Ðèo Cả hào hùng, hào sảng tinh thần của một thế hệ dấn thân cho vận nước trong hình ảnh những chiến binh như trượng phu ngang tàng giữa núi rừng, chấp mọi hiểm nguy, đùa cùng gian nan.
Sau mỗi lần thắngNhững người trấn đèo CảVề bên suối đánh cờNgười hái cam rừngăn nheo mắtNgười vá áothiếu kimmài sắtNgười đập mảnh chaivểnh cằmcạo râuSuối mang bóng ngườisoinhữngvề đâu?
Hai bài thơ khắc ghi dấu ấn rất riêng của Hữu Loan vào một thời thơ. Thơ, chứ không phải cái gì khác, đã làm nên Hữu Loan, đã vinh danh ông. Những nhát thơ Hữu Loan đục vào thời gian, đục vào tâm khảm, để lại dấu tích không phai.
Ông đã sống một cuộc đời dài, thật dài, mà những khổ nạn, thử thách chỉ càng làm bền thêm trong ông những lựa chọn ban đầu khi làm cách mạng và làm thơ. Bỏ phố thị thủ đô về lại quê hương, tự tay vỡ đất vỡ đá lầm lụi tháng ngày nuôi vợ con, nuôi mình chống chọi với cuộc sống thiếu thốn vất vả và nhiều chướng ngại, nhưng ông không nề hà, nản chí.
Hữu Loan là một con người cương cường. Ai đã một lần gặp ông, nhìn ngắm khuôn mặt ông, nhất là đôi mắt, và nghe giọng ông nói đều có thể cảm nhận đây là một con người không chịu gục ngã trước thử thách. Trời đã cho ông sức khỏe và ý chí để thọ cao đến vậy sau bao khổ nhọc chồng chất. Nhưng tôi tin trời thương ông nên đã ban thơ cho ông để ông sống được là mình như vậy. Ông tự gọi mình là cây gỗ vuông:
Tôi, cây gỗ vuông chành chạnh suốt đờiÐã làm thất bại âm mưuđẽo trònđể muốn tùy tiệnlăn long lócthế nàothì lăn lóc. Chân lý đấyhỡirìubàophó mộc.
Nhà ông, trên bàn thờ chỉ để một chữ "tâm".
Tôi đã thấy chữ "tâm" đó mỗi lần bước vào nhà ông ở một vùng quê xứ Thanh. Lần gần đây nhất là trước Tết dương lịch 2010 mấy ngày. Khi ấy ông đã yếu nhiều, giọng thều thào, nhưng cũng như bao lần có khách đến thăm yêu cầu, ông vẫn cất giọng đọc thơ. Ðọc hai bài Màu tím hoa sim và Hoa lúa. Một bài cho người vợ đầu xấu số mất sớm khiến ông đau xót khôn nguôi hơn 60 năm qua. Một bài cho người vợ sau gắn bó hơn nửa đời người cùng ông trải bao hoạn nạn đắng cay, sinh cho ông mười người con, giữ cho ông tinh thần phải sống.
Giọng ông lúc khỏe nghe rõ ràng, khúc chiết, sai một chữ một từ là ông sửa lại ngay. Lúc yếu, giọng nghe không rõ, nhưng vẫn thấy tỏa ra trong giọng đọc đó tình cảm sâu nặng sắt son của ông dành cho hai người phụ nữ đã làm nên đời ông - đời một con người và đời một nhà thơ.
Thơ ông đã nằm lòng bao nhiêu độc giả hàng chục năm qua. Không chỉ là một, hai bài đã nổi tiếng, mà còn những bài khác được truyền tụng. Như bài Tình thủ đô, mới được nhà thơ Dương Tường và nhà văn Mạc Lân khôi phục mấy năm trước. Như bài Hữu Loan khóc Nguyễn Sơn năm 1956:
Một đám tang đã diễu hànhMột đám tang cờ đỏ liệm quan tàiNấc lên mầu huyếtMột đám tang điKhôngbaogiờtớihuyệt.
Từ thơ, có thêm một màu là màu tím Hữu Loan. Cây gỗ vuông màu tím - đó chính là chân dung Hữu Loan đời và thơ.
(Sài Gòn 19-3-2010)PHẠM XUÂN NGUYÊN
Người thơ bận việc làm người Ông là nhà thơ đàn anh, người đồng hương xứ Thanh của tôi, nơi nổi tiếng "địa linh, nhân kiệt". Ông cũng thuộc loại "nhân kiệt", không chỉ là "hào kiệt" mà còn là "cùng kiệt", một thường dân kiệt quệ theo nghĩa đen. Hồi còn ở quê, Ðò Lèn, huyện Hà Trung, giáp với huyện Nga Sơn quê ông, tôi chỉ biết ông qua lời đồn và giai thoại. Cha tôi từng đẩy xe thồ suốt những năm 1960, từng quen biết với ông Tú Loan - tức nhà thơ Hữu Loan một thời. Có lần cha tôi hỏi: "Mày đi học có biết thơ của ông xe thồ này không?". Tôi nói không (nhà trường hồi đó không dạy thơ Hữu Loan). Cha tôi nói ông Tú Loan hay chữ lắm, đỗ tú tài Tây, làm quan cách mạng thời khởi nghĩa bốn lăm, thời kháng chiến chống Pháp, làm thơ nổi tiếng, nhưng rồi chỉ vì cái tính ngang tàng, ngang bướng mà bỏ về làm dân đen, đi thồ đá, thồ dưa, thồ chiếu, đủ thứ... Cho đến đầu thập niên 1970, sau mấy năm làm lính, khi theo học khoa văn Ðại học Tổng hợp Hà Nội, tôi mới được đọc thơ Hữu Loan. Rồi gần 20 năm sau tôi mới được gặp ông... TP.HCM, một ngày thu năm 1988. Tôi đang điều hành cuộc họp cơ quan thường trú của báo Văn Nghệ, tại trụ sở 43 Ðồng Khởi, chợt có người đến tìm gặp, xưng là nhà thơ Hữu Loan, từ quê vào. Lật đật chạy xuống phòng khách, tôi thấy một ông già hom hem, râu tóc lam nham, áo quần xốc xếch, hao hao giống thi sĩ Bùi Giáng, ngồi co một cẳng lên ghế. Cái cách đó đích thị Hữu Loan rồi, theo hình dung của tôi. Tôi ôm chầm lấy ông như người quen thân lâu ngày chưa gặp. Ông nói tuy chưa gặp tôi nhưng có đọc thơ tôi và rất vui mừng vì xứ Thanh bây giờ có "đứa" làm thơ được như vậy. Ông có người con đang làm thợ ở Ðồng Nai, vào thăm con, rồi đạp xe đi lang thang thăm những ai mà ông muốn gặp... Tôi xin ông ngồi uống trà, chờ cho tôi kết thúc cuộc họp trong chốc lát nữa. Chừng 15 phút sau, tôi trở lại phòng khách cơ quan, thấy lão thi sĩ đang nằm thẳng cẳng trên ghế xalông, đầu gối lên cái cặp giả da to đùng, ngáy ngon lành. Chiếc xe đạp lấm láp của ông dựng giữa phòng khách và cạnh đó có đôi dép nhựa sứt quai. Tôi gọi cho mấy người bạn văn nghệ, những người sùng bái thơ Hữu Loan. Chúng tôi quyết định đãi ông một bữa trưa sao cho ông thích thú. Một bữa tiệc "hùng vĩ" - như cách gọi của ông. Tiếp đến tiệc trà. Chúng tôi ngẩn ngơ nghe ông đọc thơ vanh vách, giọng sang sảng. Một bữa tiệc thơ "dữ dội", những Ðèo Cả, Màu tím hoa sim, Hoa lúa, Trung đoàn đi qua... Hữu Loan kể vắn tắt về những năm tháng ông sống, cả trong kháng chiến, sau hòa bình và nhất là thời gian cực kỳ gian nan, lận đận ở chính quê nhà, sau khi ông bỏ Hà Nội về làng. Một cuộc đời thật ngang tàng, ngang trái mà cũng thật hiên ngang. Một cuộc đời tất tả, bận rộn. Chúng tôi hỏi, ông bận việc gì nhất? Ông thản nhiên trả lời: "Bận việc làm người"... Sau này, tôi đã mấy lần về thăm ông tại làng quê ông. Chuyện đời, chuyện thơ dài lắm, nhưng lần gặp đầu tiên năm 1988 ấy vẫn để lại trong tôi những ấn tượng mạnh nhất về ông. Cũng sau lần gặp đó, tôi có làm bài thơ bốn câu tặng ông mà đến nay mới có dịp chép lại: Thơ tặng cụ Tú Loan Ngang tàng... ngang trái... nghênh ngangHồn sim tím một chiều hoang bên đờiNgười thơ bận việc làm ngườiMột mai thánh hóa lên trời làm sao |
Thi sĩ Hữu Loan an nghỉ trên đồi sim * Sáng 19-3, đông đảo người yêu thơ Hữu Loan đã đến phúng viếng người thi sĩ tài hoa này và chia buồn cùng gia quyến. Đám tang nơi thôn quê đông lạ thường và ai cũng tâm niệm muốn đến tiễn đưa tác giả bài thơ bất hủ Màu tím hoa sim về đồi sim tím.
Ông Nguyễn Hữu Vũ, con trai thứ hai của nhà thơ Hữu Loan, nghẹn ngào: “Mới trước ngày mất một tuần, cha tôi còn ngồi nói chuyện bằng tiếng Pháp, đọc thơ với các giáo viên từ Đà Nẵng đến thăm cụ. Hôm đó trông cụ khỏe, minh mẫn, ai cũng mừng. Nhưng đến cách hôm cụ qua đời ba ngày, bữa cơm nào cụ cũng nhắc con cháu cúng tổ tiên trước. Rồi đột nhiên sáng 18-3, cụ giục con cháu may cho cụ một bộ quần áo dài trắng. Vậy là con cháu biết cụ chuẩn bị ngày ra đi. Tối 18-3, cụ nằm ngủ một giấc dài và không dậy nữa. Cụ đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 19g ngày 18-3. Con cháu đã an táng cụ trên đồi Vân Hoàn, nhìn ra sông Mã theo đúng tâm nguyện và lời căn dặn của cụ trước lúc lâm chung”. Chiều 19-3, đoàn cán bộ Hội Nhà văn VN cùng nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch hội, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Nga Lĩnh (huyện Nga Sơn) đã làm lễ truy điệu và an táng thi sĩ Hữu Loan tại nghĩa trang quê nhà, trên đồi hoa sim tím màu thủy chung. HÀ ĐỒNG * Hữu Loan lúc nào cũng có một nụ cười thảnh thơi như hiền triết. Khó có thể tưởng tượng hình ảnh một nhà thơ với những vần thơ da diết bi hùng lại dũng cảm lựa chọn nghề đập đá trên núi đẩy xe về chợ bán để nuôi cả mười người con ăn học thành tài. Được dịp tiếp chuyện với Hữu Loan và bà Phạm Thị Nhu - người vợ hiền tần tảo cùng ông những năm tháng đói nghèo - mới thấy tấm lòng khí khái của kẻ sĩ. Tính cách của ông bà và những người con đều giống nhau ở chỗ cái chất trí thức thanh tao vẫn còn đó, không hề bị lôi cuốn theo những cám dỗ vật chất. Cuộc sống thanh bần nhưng không cần thiết thở than chi nhiều... Hữu Loan mất đi, điều để lại cho nhân gian không chỉ là những bài thơ tình thế kỷ, mà lớn hơn là một nhân cách hiếm có. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận