01/01/2012 08:09 GMT+7

Hợp đồng của AVG có thể vô hiệu

C.MAI ghi
C.MAI ghi

TT - Vấn đề trước tiên là cần làm rõ đơn vị nào mới có quyền sở hữu đối với Giải Super League 2012. Theo quy định của Luật thể thao (tại điều 53), liên đoàn thể thao quốc gia, CLB thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức giải là chủ sở hữu giải do mình tổ chức.

TT - Vấn đề trước tiên là cần làm rõ đơn vị nào mới có quyền sở hữu đối với Giải Super League 2012. Theo quy định của Luật thể thao (tại điều 53), liên đoàn thể thao quốc gia, CLB thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức giải là chủ sở hữu giải do mình tổ chức.

Vì vậy cần phải xem xét kỹ việc Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) có phải là chủ sở hữu duy nhất của giải hay là đồng tổ chức, đồng sở hữu cùng với các CLB, đơn vị tổ chức giải.

Nếu VFF không phải là chủ sở hữu duy nhất đối với giải bóng đá thì việc VFF đơn phương ký hợp đồng bán bản quyền truyền hình cho AVG mà không có sự ủy quyền, đồng ý của các CLB, đơn vị tổ chức giải là trái với quy định của pháp luật.

Như vậy trong trường hợp VFF là đồng sở hữu cùng với các CLB và đơn vị tổ chức giải (VPF) mà VFF lại đơn phương ký hợp đồng bán bản quyền cho AVG thì hợp đồng này vô hiệu, không phát sinh giá trị pháp lý ngay từ thời điểm ký kết. Tương tự, nếu VPF có đầy đủ cơ sở khẳng định mình là chủ sở hữu của giải đấu thì VPF mới phát sinh quyền sở hữu đối với bản quyền truyền hình.

Giả sử trong trường hợp VFF là chủ sở hữu duy nhất của giải bóng đá chuyên nghiệp này (đã có thỏa thuận với các CLB và VPF), VFF đương nhiên có quyền ký hợp đồng bán bản quyền cho AVG thì các CLB và đơn vị tổ chức giải là VPF cũng có quyền đề nghị tòa án xem xét lại nội dung của bản quyền truyền hình nếu cho rằng việc VFF đại diện cho họ để ký hợp đồng với AVG nhưng nội dung hợp đồng đã xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của các đơn vị này.

Chẳng hạn trong trường hợp VPF và CLB chứng minh được rằng việc bán bản quyền với thời gian quá dài, giá bản quyền quá thấp, không đúng với giá trị thực của bản quyền truyền hình, có sự ưu ái của VFF cho công ty truyền thông này... gây thiệt hại cho các CLB và đơn vị tổ chức giải thì VPF và các CLB có quyền đề nghị tòa án tuyên bố hủy hợp đồng trên.

Luật sư Trương Xuân Tám (ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc):

Cần kết thúc bằng một phán quyết của tòa án

Theo tôi, vụ tranh chấp bản quyền này cần phải được kết thúc bằng một phán quyết của tòa án, không nên để các bên nói qua nói lại mãi. Nếu AVG cho rằng bản quyền truyền hình mình đã ký với VFF bị VPF xâm hại thì gửi đơn đề nghị tòa án bảo hộ quyền lợi của mình. Trên cơ sở đơn yêu cầu của AVG, tòa án sẽ đưa VFF vào vụ án với tư cách bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Căn cứ trên pháp luật quy định về quyền sở hữu đối với các giải thể thao chuyên nghiệp, quy định của pháp luật dân sự về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tòa án sẽ xem xét tính hợp pháp hay không của bản hợp đồng giữa VFF và AVG. Việc VFF giao quyền cho VPF như thế nào trong việc đứng ra tổ chức giải bóng đá để từ đó xem xét VPF có quyền ra sao trong việc bán bản quyền truyền hình cũng cần được tòa ra phán quyết rõ ràng.

C.MAI ghi

C.MAI ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên