16/12/2004 19:24 GMT+7

Hội thảo quốc tế về Nho giáo ở Việt Nam

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Ngày 17-12, Hội thảo quốc tế về Nho giáo ở VN sẽ khai mạc tại Viện nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam (183 Đặng Tiến Đông - Hà Nội). Đây là một hoạt động nghiên cứu Nho giáo ở VN trong lịch sử và hiện tại.

* Triển lãm thư Pháp chữ Hán

Đồng thời, đây cũng là cơ hội khai thác các tư liệu Hán Nôm trong kho tàng văn hóa thành văn của dân tộc VN do Viện nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện khoa học xã hội VN cùng với Viện Harvard Yenching của Hoa Kỳ tổ chức.

Đã có 37 tham luận của các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học thuộc các quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ gửi về như: Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan và cả VN.

Các tham luận tập trung vào 6 nội dung chính:

1/ Ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống hiện nay (có các tham luận như "Hôm nay với Nho giáo", "Tống nho với thời đại chúng ta")

2/ Quá trình du nhập Nho giáo ở Việt Nam (các tham luận: "Sơ bộ tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển Nho học ở Việt Nam", "Thử bàn về thời điểm du nhập cùng tính chất, vai trò của Nho học Việt Nam thời Bắc thuộc", "Nho học Việt nam thời đầu thời kỳ độc lập và và thời điểm thành lập Văn miếu - Thăng Long"...)

3/ Thư tịch Hán Nôm VN nghiên cứu kinh điển Nho gia (các tham luận: "Thư tịch Hán Nôm VN luận giải về Tứ Thư và Ngũ Kinh hiện có ở Viện nghiên cứu Hán Nôm", "Luận ngữ ngu án tác phẩm kinh học đáng chú ý của Phạm Nguyễn Du"...)

4/ Tư liệu Hán Nôm VN về Nho giáo (các tham luận: "Tổng quan tài liệu Nho giáo và Nho học ở Viện nghiên cứu Hán Nôm", "Sách Hán Nôm có nội dung Nho giáo và Nho học tại thư viện Quốc gia Việt Nam", "Cổ học viện - một tổ chức kế vãng khai lai của Nho học Việt Nam")

5/ Ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống xã hội VN thời phong kiến (các tham luận: "Tìm hiểu việc kiêng húy Khổng tử ở Việt Nam", "Sự thể hiện triết lý Nho giáo qua một số bảo tỷ, ấn chương của Hòang đế Việt Nam thời Nguyễn", "Sách gia huấn và vấn đề giáo dục gia đình theo quan niệm của nhà Nho ở Việt Nam"...)

6/ Tư tưởng Nho gia trong văn học và sử học thời phong kiến (các tham luận: "Khái quát về quan niệm văn học Nho giáo ở Việt Nam", "Nho giáo với lịch sử Việt Nam", "Hình tượng người ẩn sĩ trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục").

tIhjF8tQ.jpgPhóng to
Nhà thư pháp Trần Bá Chí đang cho chữ
Hội thảo diễn ra trong hai ngày 17&18-12.

* Trước đó, chiều 16-12, một triển lãm thư pháp Hán đã khai mạc tại tiền sảnh Viện nghiên cứu Hán Nôm. Tổng cộng hơn 50 bức thư pháp, thư họa do 3 cố vấn người Việt và hai cố vấn người Hoa của "CLB UNESCO Thư pháp Việt Nam" thể hiện.

Đồng thời, thư pháp của các cộng tác viên (chủ yếu người Hoa) cũng được giới thiệu tại triển lãm. Các bức thư họa thể hiện những trích đọan Đường thi, Tống Thi, những câu đối có nội dung ca ngợi văn hóa Việt Nam... đã mở đầu cho một Hội thảo Nho giáo trang trọng. Tại triển lãm, các tay thư pháp của việt Nam đã biểu diễn viết chữ, cho chữ tại chỗ đối với khách yêu thư pháp.

LAM ĐIỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên