16/11/2019 14:31 GMT+7

Học viện Chính trị khu vực II kỷ niệm 70 năm truyền thống Trường Đảng miền Nam

MINH HÒA
MINH HÒA

TTO - Sáng 16-11, Học viện Chính trị khu vực II kỷ niệm 70 năm truyền thống Trường Đảng miền Nam (1949 - 2019) và chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.

Học viện Chính trị khu vực II kỷ niệm 70 năm truyền thống Trường Đảng miền Nam - Ảnh 1.

Các đại biểu, thầy, cô giáo, học viên tham dự buổi lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống Học viện Chính trị khu vực II - Ảnh: MINH HÒA

Tham dự lễ kỷ niệm có nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; GS-TS Nguyễn Xuân Thắng, bí thư Trung ương Đảng, chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; ông Võ Văn Phuông, phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phía Nam; cán bộ, giảng viên, học viên Học viện Chính trị khu vực II qua các thời kỳ…

Tại lễ kỷ niệm, PGS-TS Phạm Minh Tuấn - giám đốc Học viện Chính trị khu vực II - phát biểu 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của trung ương và trực tiếp là Học viện Chính trị quốc gia TP.HCM, Học viện Chính trị khu vực II đã nỗ lực phấn đấu, xây dựng và trưởng thành cùng sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng và dân tộc.

Học viện II vinh dự và tự hào được nhận được nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng như: Huận chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhì, hạng ba…. Có thể thấy những thành tựu, đóng góp chủ yếu của học viện trong 70 năm qua là toàn diện và đồng bộ trên các mặt công tác.

Với những nỗ lực, 70 năm qua, Học viện II ngày càng khẳng định được khả năng và uy tín về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đối với các hệ lớp. 

Học viện đã đào tạo hơn 167.000 học viên. Đặc biệt, từ năm 2009 đến 11-2019 đã khai giảng, đào tạo và bồi dưỡng nhiều thế hệ, trong đó có 181 lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung với 17.244 học viên, 12 lớp hoàn chỉnh cao cấp lý luận chính trị với 1.050 học viên.

Đặc biệt, trong 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp Campuchia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, Học viện II đã mở được 41 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 4.661 học viên Campuchia.

Học viện Chính trị khu vực II kỷ niệm 70 năm truyền thống Trường Đảng miền Nam - Ảnh 2.

PGS - TS Phạm Minh Tuấn - giám đốc Học viện Chính trị khu vực II phát biểu tại lễ kỷ niệm - Ảnh: MINH HÒA

Cũng tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, bí thư Trung ương Đảng, chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, phát biểu: "Cách đây 70 năm, từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ đã quyết định mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị nhằm nâng cao kiến thức lý luận, năng lực chiến đấu và phương pháp công tác cho cán bộ các cấp. Sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa này đã đưa đến việc thành lập trường lý luận chính trị đầu tiên của Trung ương Nam Bộ, đó là Trường Đảng miền Nam".

Học viện phải ra sức chăm lo công tác xây dựng cho đội ngũ cán bộ học viên đủ về số lượng. Học viện cũng cần tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức Đảng và cán bộ đảng viên, kiên quyết không để xảy ra sai phạm, tiêu cực trong các lĩnh vực công tác, đảm bảo trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu.

Học viện Chính trị khu vực II qua 70 năm lịch sử

Năm 1949, Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ căn cứ tình hình thực tế, quyết định mở các lớp bồi dưỡng chính trị cho cán bộ lãnh đạo của Đảng và các đoàn thể. Quyết định của Xứ ủy Nam Bộ đã đưa đến việc thành lập Trường Đảng Miền Nam - là trường lý luận chính trị chính quy đầu tiên của Trung ương tại Nam Bộ.

Tháng 9-1949, khóa I của trường khai giảng tại xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Hậu Giang). Các vị lãnh đạo Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Bạch đến dự khai giảng, Xứ ủy Nam bộ trực tiếp chỉ định ông Nguyễn Văn Kỉnh (Nguyễn Thượng Vũ), Phó bí thư Xứ ủy làm trưởng ban điều hành trường. Năm 1961 và 1974 - 1975, trường vinh dự được Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trực tiếp làm hiệu trưởng.

Sau khi hòa bình, thống nhất đất nước, triển khai thực hiện Chỉ thị số 231-CT/TW ngày 13-7-1976 của Ban Bí thư về công tác giáo dục lý luận chính trị ở miền Nam trong giai đoạn mới, các trường Đảng miền Nam được thành lập như: Trường Nguyễn Ái Quốc VII, Trường Nguyễn Ái Quốc VIII (năm 1983 đổi thành Trường Nguyễn Ái Quốc II), Trường Nguyễn Ái Quốc IX, Trường Tuyên huấn trung ương III và Trường Tổ chức - kiểm tra trung ương II; năm 1983 thành lập Trường Tuyên huấn trung ương II trên cơ sở hợp nhất Trường Nguyễn Ái Quốc IX và Trường Tuyên huấn trung ương III.

Từ năm 1990, các trường: Nguyễn Ái Quốc VII, Nguyễn Ái Quốc II, Tuyên huấn Trung ương II, Tổ chức Kiểm tra - Trung ương II được hợp nhất thành Trường Nguyễn Ái Quốc khu vực II.

Từ năm 1990 đến nay, trường đã đổi nhiều tên khác nhau, như: Phân viện TP.HCM (năm 1993); Học viện Chính trị khu vực II (năm 2005); Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II (năm 2008); Học viện Chính trị khu vực II (từ năm 2014 đến nay).


Học viện Chính trị - hành chính KV II kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện Chính trị - hành chính KV II kỷ niệm 60 năm thành lập

TT - Ngày 14-11, Học viện Chính trị - hành chính khu vực II (Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập các trường Đảng miền Nam (1949-2009).

MINH HÒA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên