28/04/2010 00:04 GMT+7

Học từ sân chơi văn hóa dân gian

THANH CHÂU (TP.HCM)
THANH CHÂU (TP.HCM)

TT - Những năm gần đây việc tạo ra sân chơi mang chủ đề văn hóa dân gian đã trở thành xu hướng của các trường từ bậc phổ thông đến cao đẳng, đại học.

Không chỉ là nơi giao lưu, dịp “xả stress” của sinh viên, học sinh sau những giờ học căng thẳng, lễ hội còn khơi gợi cho những người tham gia tìm về bản sắc độc đáo của dân tộc mình qua hình thức tái hiện đời sống sinh hoạt giải trí đậm chất dân gian.

Các lễ hội phiên bản trường học vẫn thường đầy đủ ba hình thức: sân khấu dân gian, trò chơi dân gian và họp chợ làng quê. Nếu như sân khấu dân gian là nơi phô diễn tài năng của các cá nhân, tập thể đại diện cho lớp, nhóm tranh tài bao gồm các tiết mục ca múa, kịch dân gian, thì tại khu vực trò chơi dân gian luôn đầy ắp tiếng cười và tiếng reo hò cổ vũ trong những trò chơi tập thể sôi động như bịt mắt đập niêu, ô quan, cướp cờ, kéo co, phóng phi tiêu...

Hơn cả hoạt động giải trí thư giãn, lễ hội văn hóa dân gian còn là hoạt động thường niên mang đậm dấu ấn của nhiều trường, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bạn Nguyễn Thanh Vân - cựu học sinh Trường Lê Hồng Phong (TP.HCM) - cho biết: “Cứ mỗi đầu năm mình lại về trường để tham gia lễ hội văn hóa dân gian, để thư giãn, gặp gỡ thầy cô và xem đàn em học hành thế nào. Hơn hết, mình đã có thêm nhiều kiến thức về các sinh hoạt hội hè của người xưa thông qua các hoạt động tại lễ hội”.

Đây là một nét văn hóa học đường đặc sắc, nên chăng cần nhân rộng mô hình hoạt động tại các trường để các thế hệ con em được trở về nguồn cội.

THANH CHÂU (TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên