Mình đọc được thông tin trên mạng có cách trị bằng "cấy chỉ " hoặc "châm cứu" không biết có hiệu quả không?
Theo thông tin mình biết bệnh chủ yếu do dùng rượu bia + thuốc lá gây ra. Nhưng mình không đụng đến cà phê ,thuốc lá, rượu, bia (thỉnh thoảng vài ba tháng uống cao lắm là 2 chai) mà vẫn bị. Có phương pháp tập thể thao + cách điều trị nào làm giảm hoặc hết hẳn bệnh hoại tử chỏm xương đùi này không?
Trả lời của Th.S BS TĂNG HÀ NAM ANH - Phòng mạch online:
Hoại tử chỏm xương đùi là tình trạng chết của chỏm xương đùi do thiếu máu nuôi, do vậy bệnh này còn có tên là hoại tử vô mạch (hoại tử không có máu nuôi) chỏm xương đùi hay hoại tử vô trùng chỏm xương đùi.
Nguyên nhân cho đến nay người ta vẫn chưa biết rõ tại sao. Có một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra (xin lưu ý đây chỉ là giả thuyết vì chưa có chứng minh nào chỉ được mối liên hệ nhân quả) như rượu, bia, thuốc, tắc mạch do bọt khí... tuy nhiên nhiều người không có nguyên nhân nào rõ rệt.
Phóng to |
Hình trên: Hoại tử chỏm xương đùi. Hình dưới: Khớp háng đã được thay. Ảnh: Tăng Hà Nam Anh |
Việc điều trị bệnh này đến nay vẫn bế tắc có lẽ vì chưa biết nguyên nhân cụ thể. Đối với người già thì công việc đơn giản là nếu hư nhiều quá bác sĩ sẽ thay khớp háng nhân tạo mới.
Vấn đề phức tạp nằm ở chỗ người trẻ vì khớp háng nhân tạo có tuổi thọ nhất định, nếu người trẻ tuổi bị thay khớp háng thì trong tương lai 15-20 năm người đó có thể sẽ phải thay lại khớp háng mới do khớp cũ bị hư.
Kỹ thuật thay lại khớp háng nói chung là phức tạp và nguy cơ cao. Chính vì lẽ đó có rất nhiều biện pháp phẫu thuật nhằm cứu vãn nguy cơ hư chỏm xương đùi như ghép xương xốp sau khi khoan giải áp, ghép xương mào chậu có cuống mạch máu nuôi, ghép xương mác có cuống mạch máu, ghép tế bào gốc.
Tuy vậy cho đến nay không có phương pháp nào đạt hiệu quả cao. Khi chỏm xương đùi đã bị méo và biến dạng thì biện pháp cuối cùng là thay khớp.
Đối với bệnh này, các môn thể thao thích hợp là những môn không đè nặng lên khớp háng như bơi hay đạp xe, đi bộ dưới nước, tập thể hình…
Các phương pháp điều trị khác không có nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả. Do vậy chúng tôi không có ý kiến về các phương pháp mà bạn đã nêu.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. TTO thực hiện |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận