Phải thu dọn rác thải, quét rửa bụi bẩn. Phải tuyên truyền trên loa, vận động đến từng tổ dân phố, từng ngõ xóm, từng hộ gia đình không vứt, xả rác ra đường và nơi công cộng, đổ rác đúng thời gian qui định. Và, đáng chú ý nhất trong công văn hỏa tốc là phải: Điều chỉnh các hành vi sinh hoạt làm ảnh hưởng thuần phong mỹ tục như: nói tục, chửi bậy, ăn mặc thiếu lịch sự khi ra đường hoặc đến nơi công cộng...
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Không có gì phải nói thêm về câu chuyện nói tục, chửi bậy của người Tràng An nói riêng và người Việt nói chung. Từ già đến trẻ, từ cao đến thấp, từ khỏe đến yếu, từ béo đến gầy, từ ông tiến sĩ đến anh xe ôm, từ ngoài đường đến internet. Cứ thấy có miệng là các loại “đồ đạc quý hiếm”, ông bà tổ tiên văng tá lả.
Có người đã ước đoán, nếu như “bọn nước ngoài” chỉ có khoảng chục câu chửi gọi là bậy, thì ở Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam ta phải có “cả tỉ câu”. Chửi có văn có vẻ, chửi đi vào... văn hóa như bà mất gà cũng được xem là bậc kỳ tài trong việc làm cho phường trộm cắp sống không ra sống, chết không ra chết.
Chửi bằng cách phổ nhạc cho các bài chửi theo phong cách Rap, kiểu “Cái đm con xinh xinh, mày đừng có nghĩ mày xinh mà linh tinh, bố mày lại cho mày cái băng vệ sinh thấm đẫm..., mày đừng nghĩ mày học Lương Thế Vinh mà bố mày kinh, kể cả mày có là minh tinh thì cũng đừng có linh tinh, đừng để bố mày điều 9 tỉ con tinh tinh cầm 9 cái đinh, chúng nó binh....”, cũng kể như là tột đỉnh của sự vô văn hóa có sáng tạo.
Có người một chữ tiếng Anh không biết, nhưng cũng đàng hoàng đệm mấy câu chửi... ngoại ngữ cho nó có vẻ giận một cách có học. Câu các bản nhạc Rap chửi bậy, kinh nhất giờ không còn là chuyện... cá biệt. Những bản này giờ tràn ngập trên mạng. Được học sinh các trường... tập luyện.
Và “ư ư” trên miệng những đứa trẻ cổ vẫn thắt khăn quàng đỏ. Nhưng ngẫm ra, đây chỉ là cái “quả” bắt đầu từ thói nói bậy, nói đệm vô tội vạ của người lớn và chuyện giận quá mất khôn của những người đứng trên bục giảng mà tại hạ đang cố tình lừa bản thân rằng: chỉ là “chuyện con sâu”.
Chuyện nói bậy trong dân chúng và nhất là trong những người trẻ tuổi cần phải chấm dứt. Cái đó đúng rồi! Nhưng có thể chấm dứt bằng một công văn hỏa tốc chỉ có giá trị “trong thời gian tổ chức các hoạt động Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội”? À! Đây là sự mặc cả đây mà. Dân chúng hãy phát huy truyền thống văn hiến ngàn năm nhịn nói bậy lấy vài ngày cho đẹp mặt quan chức với khách tứ xứ. Nhưng sau đó thì lại mặc kệ “chúng nó” ư?
Hồi đầu năm, dân chúng quận Hà Đông được thành người văn hóa sau chỉ 1 đêm ngủ, khi lãnh đạo quận đang đêm tập kích các gia đình cưỡng bức đóng biển gia đình văn hóa. Báo chí bấy giờ dẫn lời một công dân “bỗng nhiên văn hóa” nói rằng: “Họ gắn biển lên tường nhà tôi lúc nào không hay, họ khoan vào cả đường điện”, “nhiều gia đình đi làm từ sáng đến tối còn không hề biết là nhà mình đã được gắn biển và không biết gắn lúc nào”. Khổ thế! Được văn hóa cũng theo kiểu hỏa tốc, cũng gần như bị bắt ép, thế chả trách chuyện nói tục chửi bậy.
Giữa kỳ đại lễ, bỗng nhiên phát hiện dân chúng nói bậy nhiều quá, Hà Nội liền có công văn hỏa tốc cấm, chắc là để mấy ngày đại lễ còn lại “sạch sẽ” hơn. Nhưng cái gốc của việc nói tục chửi bậy là từ văn hóa, từ giáo dục mà ra, đâu phải chỉ cần công văn hỏa tốc là dứt được đâu!
Tuổi Trẻ Cười số 414 ra ngày 15-10-2010hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận